Tên lửa chống tăng TOW hủy diệt MiG-23 Syria

(Kiến Thức) - Quân nổi dậy Syria đã sử dụng tên lửa chống tăng TOW phá hủy các máy bay chiến đấu MiG-23 của Không quân Syria đậu trên đường băng.

Tên lửa chống tăng TOW hủy diệt MiG-23 Syria
Trên kênh Youtube của phe nổi dậy Syria mới đây đăng tải một đoạn clip cho thấy các chiến binh lực lượng này dùng hệ thống tên lửa chống tăng TOW tấn công các máy bay MiG-23 Không quân Syria đậu ở sân bay quốc tế Aleppo/căn cứ không quân Neirab.
Quan sát đoạn clip, có thể thấy dễ dàng là thời điểm đó có 3-4 chiếc MiG-23 đậu sát nhau trên đường băng. Một chiếc ở giữa (2 chiếc còn lại) đã bị quả tên lửa TOW đánh trúng thân.
Ten lua chong tang TOW huy diet MiG-23 Syria
 Khoảnh khắc tên lửa chống tăng TOW đánh trúng lưng chiếc MiG-23.
TOW là tên gọi của hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển do Mỹ sản xuất từ những năm 1970. Các nước đồng minh Mỹ, ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria đã chuyển giao không ít TOW cho quân nổi dậy để đối phó với phương tiện chiến đấu hạng nặng của quân đội chính phủ Syria. Loại tên lửa này đạt tầm bắn tới 4.200m, dẫn đường qua dây.
Về phần MiG-23, đây được xem là một trong những mẫu tiêm kích chủ lực của Không quân Syria với số lượng lên tới 136 chiếc gồm nhiều biến thể: tiêm kích đánh chặn MiG-23MS/MF/ML/MLD; biến thể cường kích MiG-23BN và 6 chiếc 2 chỗ ngồi MiG-23UM.
Trong cuộc nội chiến, quân đội chính phủ Syria chủ yếu sử dụng MiG-23 để làm nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng bom, rocket.

“Mổ xẻ” sức mạnh Không quân Syria trước giờ G

(Kiến Thức) - Không quân Syria dù được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ ở khu vực Trung Đông nhưng cũng đã chịu nhiều tổn thất lớn trong cuộc chiến với quân nổi dậy.

“Mổ xẻ” sức mạnh Không quân Syria trước giờ G

Soi “thần hộ vệ” họ MiG bảo vệ bầu trời Syria

(Kiến Thức) - Đứng trước cuộc tấn công tiềm tàng có thể là cả từ Không quân Mỹ, vậy Không quân Syria có những tiêm kích nào đối đầu với máy bay Mỹ?

Soi “thần hộ vệ” họ MiG bảo vệ bầu trời Syria
Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài
Theo số liệu trước khi cuộc nội chiến xảy ra, Không quân Syria có khoảng 300 chiếc tiêm kích đánh chặn làm nhiệm vụ phòng không đánh trả mọi máy bay địch xâm nhập không phận. Trong đó, chiếm tới một nửa là 160 chiếc MiG-21MF/bis. Ảnh minh họa nước ngoài 
Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoài
 Đây là loại tiêm kích thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất, tính năng chiến đấu rất hạn chế trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong 2 biến thể trang bị cho Không quân Syria, loại MiG-21bis hiện đại hơn nhưng chỉ có radar đạt tầm trinh sát 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Ảnh minh họa nước ngoài

Không quân Syria có “sát thủ diệt chim sắt” nào?

(Kiến Thức) - Trang bị vũ khí không đối không của Không quân Syria liệu có đủ khả năng đối phó với tiêm kích hiện đại của Mỹ nếu nước này huy động không quân.

Không quân Syria có “sát thủ diệt chim sắt” nào?
Trong trang bị vũ khí không đối không của Syria hầu hết do Liên Xô, Nga cung cấp, loại hiện đại nhất có lẽ là mẫu tên lửa R-27 chủ yếu trang bị trên tiêm kích MiG-29 và có thể là cả biến thể tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD. Không rõ số lượng tên lửa R-27 mà nước này sở hữu. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong trang bị vũ khí không đối không của Syria hầu hết do Liên Xô, Nga cung cấp, loại hiện đại nhất có lẽ là mẫu tên lửa R-27 chủ yếu trang bị trên tiêm kích MiG-29 và có thể là cả biến thể tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD. Không rõ số lượng tên lửa R-27 mà nước này sở hữu. Ảnh minh họa nước ngoài 
Loại tên lửa không đối không R-27 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 70-80km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 39kg. Nhìn chung đây là loại radar khá hiện đại trên thế giới hiện được dùng rộng rãi tại Nga và trên toàn thế giới. Ảnh minh họa nước ngoài
 Loại tên lửa không đối không R-27 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 70-80km, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 39kg. Nhìn chung đây là loại radar khá hiện đại trên thế giới hiện được dùng rộng rãi tại Nga và trên toàn thế giới. Ảnh minh họa nước ngoài

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới