Tên lửa chống tăng Nga khiến mọi loại xe tăng phải khiếp vía ở Syria

Tên lửa chống tăng Nga khiến mọi loại xe tăng phải khiếp vía ở Syria

Tên lửa chống tăng Nga hiện đang làm mưa làm gió trên chiến trường Syria, khiến mọi loại xe tăng dù là hiện đại nhất cũng phải "khúm núm, e dè".

Kornet-D là hệ thống  tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga. Moscow đã quyết định trang bị loại vũ khí nguy hiểm này cho quân đội Syria (SAA) vào năm 2018, điều này gây nên sự sợ hãi đối với khủng bố và sự lo lắng cho các quốc gia liên quan trong cuộc xung đột tại Syria.
Kornet-D là hệ thống tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga. Moscow đã quyết định trang bị loại vũ khí nguy hiểm này cho quân đội Syria (SAA) vào năm 2018, điều này gây nên sự sợ hãi đối với khủng bố và sự lo lắng cho các quốc gia liên quan trong cuộc xung đột tại Syria.
Tổ hợp chống tăng Kornet-D là sự kết hợp giữa tên lửa Kornet-EM và xe bọc thép Tiger. Sự kết hợp này đã tạo nên một thứ vũ khí đáng sợ trên chiến trường Syria.
Tổ hợp chống tăng Kornet-D là sự kết hợp giữa tên lửa Kornet-EM và xe bọc thép Tiger. Sự kết hợp này đã tạo nên một thứ vũ khí đáng sợ trên chiến trường Syria.
Nhiều lần quân đội Syria đã dùng loại vũ khí này để tiêu diệt các xe tăng và xe bọc thép của đối phương.
Nhiều lần quân đội Syria đã dùng loại vũ khí này để tiêu diệt các xe tăng và xe bọc thép của đối phương.
Mới đây, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 24-1 cho thấy xác tên lửa có dòng chữ "9M133FM-3" chưa phát nổ được tìm thấy ở thung lũng Al Ghab thuộc tỉnh Hama, miền tây Syria.
Mới đây, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 24-1 cho thấy xác tên lửa có dòng chữ "9M133FM-3" chưa phát nổ được tìm thấy ở thung lũng Al Ghab thuộc tỉnh Hama, miền tây Syria.
9M133FM-3 là một trong ba loại tên lửa được phát triển cho tổ hợp Kornet-EM, một trong những hệ thống "sát thủ diệt tăng" của Nga.
9M133FM-3 là một trong ba loại tên lửa được phát triển cho tổ hợp Kornet-EM, một trong những hệ thống "sát thủ diệt tăng" của Nga.
Phiên bản 9M133FM-3 có tầm bắn tới 10 km, sử dụng phương thức dẫn đường bám chùm laser, có tốc độ bay 1.150 km/h và đầu nổ phá mảnh nặng 7 kg.
Phiên bản 9M133FM-3 có tầm bắn tới 10 km, sử dụng phương thức dẫn đường bám chùm laser, có tốc độ bay 1.150 km/h và đầu nổ phá mảnh nặng 7 kg.
Loại tên lửa chống tăng hiện đại này được thiết kế để phá hủy các thiết giáp hạng nhẹ, công trình kiên cố, mục tiêu bay thấp như trực thăng, thay vì tối ưu cho nhiệm vụ diệt xe tăng.
Loại tên lửa chống tăng hiện đại này được thiết kế để phá hủy các thiết giáp hạng nhẹ, công trình kiên cố, mục tiêu bay thấp như trực thăng, thay vì tối ưu cho nhiệm vụ diệt xe tăng.
Tên lửa Kornet được Nga biên chế từ năm 1988 và xuất khẩu đến nhiều nước. Nó lần đầu thực chiến vào năm 2003, xuất hiện trong nhiều xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, từng phá hủy nhiều loại xe tăng hiện đại của phương Tây.
Tên lửa Kornet được Nga biên chế từ năm 1988 và xuất khẩu đến nhiều nước. Nó lần đầu thực chiến vào năm 2003, xuất hiện trong nhiều xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, từng phá hủy nhiều loại xe tăng hiện đại của phương Tây.
Biến thể Kornet-EM của Nga ra đời năm 2012 và được nước này chuyển giao cho quân đội Syria, chúng được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột tại nước này.
Biến thể Kornet-EM của Nga ra đời năm 2012 và được nước này chuyển giao cho quân đội Syria, chúng được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột tại nước này.
Một điểm nổi bật của Kornet là kính ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm có khả năng phóng đại 12-20 lần, lớn hơn mức 12 lần trên kính ngắm cùng loại của tên lửa FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất.
Một điểm nổi bật của Kornet là kính ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm có khả năng phóng đại 12-20 lần, lớn hơn mức 12 lần trên kính ngắm cùng loại của tên lửa FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất.
Kính ngắm ảnh nhiệt ITAS trên tổ hợp TOW Mỹ có độ phóng đại 24 lần, nhưng nặng hơn nhiều so với hệ thống ngắm bắn của Kornet.
Kính ngắm ảnh nhiệt ITAS trên tổ hợp TOW Mỹ có độ phóng đại 24 lần, nhưng nặng hơn nhiều so với hệ thống ngắm bắn của Kornet.
Tầm bắn xa và khả năng phát hiện mục tiêu nhạy cho phép Kornet-EM tấn công cả những mục tiêu như trực thăng bay thấp.
Tầm bắn xa và khả năng phát hiện mục tiêu nhạy cho phép Kornet-EM tấn công cả những mục tiêu như trực thăng bay thấp.
Với khả năng phá hủy giáp đồng nhất của xe tăng lên tới 1300mm, loạt phóng nhiều quả tên lửa Kornet-EM một lúc có thể tạo ra cơn ác mộng không những cho xe tăng mà ngay cả tuyến phòng thủ cũng sẽ bị hệ thống này đánh sập trong chớp mắt.
Với khả năng phá hủy giáp đồng nhất của xe tăng lên tới 1300mm, loạt phóng nhiều quả tên lửa Kornet-EM một lúc có thể tạo ra cơn ác mộng không những cho xe tăng mà ngay cả tuyến phòng thủ cũng sẽ bị hệ thống này đánh sập trong chớp mắt.
Mỗi tổ hợp Kornet D được trang bị 16 đạn tên lửa Kornet-EM trong đó có 8 quả trong trạng thái trực chiến.
Mỗi tổ hợp Kornet D được trang bị 16 đạn tên lửa Kornet-EM trong đó có 8 quả trong trạng thái trực chiến.
Việc Nga cung cấp những vũ khí mạnh nhất của mình cho Syria không phải là chuyện hiếm. Tuy vậy dường như cán quân quân sự vẫn không nghiêng hẳn về quân đội của chính quyền Tổng thống Assad nhằm tạo ra bước ngoặt trên chiến trường này.
Việc Nga cung cấp những vũ khí mạnh nhất của mình cho Syria không phải là chuyện hiếm. Tuy vậy dường như cán quân quân sự vẫn không nghiêng hẳn về quân đội của chính quyền Tổng thống Assad nhằm tạo ra bước ngoặt trên chiến trường này.

GALLERY MỚI NHẤT