Tên lửa chống hạm “khủng” Đài Loan vừa bắn thử mạnh cỡ nào?

Tên lửa chống hạm “khủng” Đài Loan vừa bắn thử mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Theo đó ngay trong đầu năm mới 2019, Đài Loan đã cho bắn thử loại tên lửa chống hạm siêu âm này chỉ... vài tiếng trước khẳng định sẵn sàng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực từ Bắc Kinh.

Loại  tên lửa chống hạm có khả năng bay siêu âm cực khủng vừa được Đài Loan phóng thử mang tên Hsiung Feng III hay HF-3 (tên Hán Việt là Hùng Phong Tam Hình). Đây là loại tên lửa chống hạm Hsiung Feng thế hệ thứ ba được Đài Loan sử dụng từ năm 2007 tới nay. Nguồn ảnh: Times.
Loại tên lửa chống hạm có khả năng bay siêu âm cực khủng vừa được Đài Loan phóng thử mang tên Hsiung Feng III hay HF-3 (tên Hán Việt là Hùng Phong Tam Hình). Đây là loại tên lửa chống hạm Hsiung Feng thế hệ thứ ba được Đài Loan sử dụng từ năm 2007 tới nay. Nguồn ảnh: Times.
Trong đoạn Video được Hải quân Đài Loan đăng tải lên trang Facebook chính thức của lực lượng này, tên lửa Hsiung Feng III đã được phóng đi từ tàu hộ vệ lớp Tuo Chiang (Đà Giang) của hải quân nước này. Nguồn ảnh: Timeasia.
Trong đoạn Video được Hải quân Đài Loan đăng tải lên trang Facebook chính thức của lực lượng này, tên lửa Hsiung Feng III đã được phóng đi từ tàu hộ vệ lớp Tuo Chiang (Đà Giang) của hải quân nước này. Nguồn ảnh: Timeasia.
Được giới thiệu và bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt từ năm 2007, tên lửa chống hạm Đài Loan có tầm bắn từ khoảng 30 tới 400 km. Tờ Timeasia cho biết đây là loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất mà Hải quân Đài Loan tự sản xuất được tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Airs.
Được giới thiệu và bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt từ năm 2007, tên lửa chống hạm Đài Loan có tầm bắn từ khoảng 30 tới 400 km. Tờ Timeasia cho biết đây là loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất mà Hải quân Đài Loan tự sản xuất được tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Airs.
Tên lửa chống hạm HF-3 có trọng lượng khoảng 1500 kg, chiều dài xấp xỉ 6 mét và có đường kính 0,45 mét (tính phần thân lớn nhất) và có khả năng mang theo đầu đạn nặng tối đa 225 kg. Nguồn ảnh: Airs.
Tên lửa chống hạm HF-3 có trọng lượng khoảng 1500 kg, chiều dài xấp xỉ 6 mét và có đường kính 0,45 mét (tính phần thân lớn nhất) và có khả năng mang theo đầu đạn nặng tối đa 225 kg. Nguồn ảnh: Airs.
Mặc dù tầm bắn tối đa của loại tên lửa này có thể lên tới 400km nhưng HF-3 được cho là chỉ có hiệu quả tiêu diệt mục tiêu lớn nhất ở khoảng cách 120 km. Độ cao tối đa của loại tên lửa này hiện vẫn chưa được tiết lộ và hiện vẫn chưa rõ liệu HF-3 có thể thay đổi độ cao theo từng pha hay không. Nguồn ảnh: Airs.
Mặc dù tầm bắn tối đa của loại tên lửa này có thể lên tới 400km nhưng HF-3 được cho là chỉ có hiệu quả tiêu diệt mục tiêu lớn nhất ở khoảng cách 120 km. Độ cao tối đa của loại tên lửa này hiện vẫn chưa được tiết lộ và hiện vẫn chưa rõ liệu HF-3 có thể thay đổi độ cao theo từng pha hay không. Nguồn ảnh: Airs.
Tốc độ của HF-3 tối đa có thể lên tới Mach 2.5 cho tới Mach 3. Với khoảng cách tấn công khoảng 100 km cho tới mục tiêu, loại tên lửa này sẽ cực kỳ khó đánh chặn khi nó chỉ tốn 100 giây kể từ lúc cất cánh cho tới lúc bay tới đích. Nguồn ảnh: Airs.
Tốc độ của HF-3 tối đa có thể lên tới Mach 2.5 cho tới Mach 3. Với khoảng cách tấn công khoảng 100 km cho tới mục tiêu, loại tên lửa này sẽ cực kỳ khó đánh chặn khi nó chỉ tốn 100 giây kể từ lúc cất cánh cho tới lúc bay tới đích. Nguồn ảnh: Airs.
Đầu đạn nặng 225 kg mà HF-3 mang theo là đầu đạn xuyên giáp, có thể gây ra sức công phá khủng khiếp. Đầu đạn còn được trang bị cơ chế kích nổ thông minh, sẽ hướng năng lượng công phá xuống phía dưới phần đáy tàu, tăng tối đa thiệt hại mà mục tiêu nhận được. Nguồn ảnh: Airs.
Đầu đạn nặng 225 kg mà HF-3 mang theo là đầu đạn xuyên giáp, có thể gây ra sức công phá khủng khiếp. Đầu đạn còn được trang bị cơ chế kích nổ thông minh, sẽ hướng năng lượng công phá xuống phía dưới phần đáy tàu, tăng tối đa thiệt hại mà mục tiêu nhận được. Nguồn ảnh: Airs.
Hệ thống đẩy của HF-3 bao gồm một động cơ đẩy chính cùng với hai động cơ đẩy phụ sử dụng nhiên liệu rắn kèm theo một động cơ ở pha phóng thứ hai sử dụng nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Hệ thống đẩy của HF-3 bao gồm một động cơ đẩy chính cùng với hai động cơ đẩy phụ sử dụng nhiên liệu rắn kèm theo một động cơ ở pha phóng thứ hai sử dụng nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cận cảnh hệ thống đẩy của HF-3 với tên lửa chính ở giữa và hai tên lửa phụ ở hai bên. Cả ba động cơ này đều sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép tăng tốc tên lửa lên tối đa chỉ sau vài giây sau khi nó rời bệ. Nguồn ảnh: Airs.
Cận cảnh hệ thống đẩy của HF-3 với tên lửa chính ở giữa và hai tên lửa phụ ở hai bên. Cả ba động cơ này đều sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép tăng tốc tên lửa lên tối đa chỉ sau vài giây sau khi nó rời bệ. Nguồn ảnh: Airs.
HF-3 được cho là có khả năng được triển khai từ các loại tàu mặt nước và từ các cơ cấu phóng di động trên mặt đất. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng loại tên lửa này sẽ được cung cấp thêm khả năng triển khai từ cơ cấu phóng trên không trong tương lai. Nguồn ảnh: Chosul.
HF-3 được cho là có khả năng được triển khai từ các loại tàu mặt nước và từ các cơ cấu phóng di động trên mặt đất. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng loại tên lửa này sẽ được cung cấp thêm khả năng triển khai từ cơ cấu phóng trên không trong tương lai. Nguồn ảnh: Chosul.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa chống hạm HF-3 Đài Loan vừa thử nghiệm.

GALLERY MỚI NHẤT