Tên lửa BrahMos tăng tầm tới 800km, Trung Quốc sẽ run?

Tên lửa BrahMos tăng tầm tới 800km, Trung Quốc sẽ run?

(Kiến Thức) - Ấn Độ đang tham vọng phát triển phiên bản mới tên lửa chống hạm BrahMos tăng tầm bắn từ 290km lên 800km. Nếu thành công, họ sẽ tạo ra một thứ vũ khí đáng sợ hơn bao giờ hết cho "đối thủ" Pakistan và xa hơn là Trung Quốc.

Theo thông tin mới nhất được báo chí Ấn Độ đăng tải, nước này đang hợp tác với Nga để nghiên cứu tìm cách tăng tầm bắn cho  tên lửa chống hạm Brahmos từ 300 lên 800km. Nguồn ảnh: Ecom.
Theo thông tin mới nhất được báo chí Ấn Độ đăng tải, nước này đang hợp tác với Nga để nghiên cứu tìm cách tăng tầm bắn cho tên lửa chống hạm Brahmos từ 300 lên 800km. Nguồn ảnh: Ecom.
Được phát triển với 3 phiên bản gồm: phóng từ đất liền; từ trên biển và trên không. Tuy nhiên, tầm bắn tên lửa BrahMos hiện không vượt ra ngoài 300km. Nguồn ảnh: Economic.
Được phát triển với 3 phiên bản gồm: phóng từ đất liền; từ trên biển và trên không. Tuy nhiên, tầm bắn tên lửa BrahMos hiện không vượt ra ngoài 300km. Nguồn ảnh: Economic.
Đáng chú ý, phiên bản BrahMos phóng từ trên không mới được thử nghiệm thành công lần đầu ngày 22/11/2017 từ máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nguồn ảnh: Economic.
Đáng chú ý, phiên bản BrahMos phóng từ trên không mới được thử nghiệm thành công lần đầu ngày 22/11/2017 từ máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nguồn ảnh: Economic.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự nhận định rằng do bị rằng buộc bởi nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí của thế giới, loại tên lửa có tầm bắn lên tới 800 km trong tương lai của Ấn Độ sẽ có triển vọng xuất khẩu gần như bằng 0. Nguồn ảnh: Military.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự nhận định rằng do bị rằng buộc bởi nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí của thế giới, loại tên lửa có tầm bắn lên tới 800 km trong tương lai của Ấn Độ sẽ có triển vọng xuất khẩu gần như bằng 0. Nguồn ảnh: Military.
Theo giới quan sát nhận định, tên lửa BrahMos của Ấn Độ hiện nay là một trong các loại tên lửa chống hạm tốt nhất thế giới - nếu không muốn nói thẳng ra rằng đây là loại tên lửa chống hạm tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo giới quan sát nhận định, tên lửa BrahMos của Ấn Độ hiện nay là một trong các loại tên lửa chống hạm tốt nhất thế giới - nếu không muốn nói thẳng ra rằng đây là loại tên lửa chống hạm tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.
So với loại tên lửa chống hạm Harpoon mà Mỹ đang sử dụng với số lượng lớn, tên lửa BrahMos có tầm bắn lớn hơn tới 3 lần (phiên bản cũ) và có thể lên tới 5 lần nếu như Ấn Độ nối tầm thành công cho loại tên lửa này lên 800 km. Nguồn ảnh: India.
So với loại tên lửa chống hạm Harpoon mà Mỹ đang sử dụng với số lượng lớn, tên lửa BrahMos có tầm bắn lớn hơn tới 3 lần (phiên bản cũ) và có thể lên tới 5 lần nếu như Ấn Độ nối tầm thành công cho loại tên lửa này lên 800 km. Nguồn ảnh: India.
Với tầm phóng lớn như vậy, các chiến hạm mang tên lửa BrahMos hay thậm chí là tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ khi được trang bị loại tên lửa này hoàn toàn có thể chủ động khai hỏa ở ngoài tầm kiểm soát của đối phương. Nguồn ảnh: Tehelka.
Với tầm phóng lớn như vậy, các chiến hạm mang tên lửa BrahMos hay thậm chí là tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ khi được trang bị loại tên lửa này hoàn toàn có thể chủ động khai hỏa ở ngoài tầm kiểm soát của đối phương. Nguồn ảnh: Tehelka.
Với cơ chế "Bắn-quên" (Fire and Forget), loại tên lửa BrahMos chỉ cần nạp dữ liệu bắn 1 lần trước khi khai hỏa, sau đó sẽ tự tìm cách tiêu diệt mục tiêu theo tham số được lập trình sẵn mà không cần phải điều chỉnh khi bay. Nguồn ảnh: India.
Với cơ chế "Bắn-quên" (Fire and Forget), loại tên lửa BrahMos chỉ cần nạp dữ liệu bắn 1 lần trước khi khai hỏa, sau đó sẽ tự tìm cách tiêu diệt mục tiêu theo tham số được lập trình sẵn mà không cần phải điều chỉnh khi bay. Nguồn ảnh: India.
Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến hay phi cơ tiêm kích sau khi triển khai tên lửa BrahMos có thể yên tâm quay đầu rút lui mà không cần quan tâm tới việc tên lửa BrahMos có đánh trúng mục tiêu hay không. Nguồn ảnh: Russia.
Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến hay phi cơ tiêm kích sau khi triển khai tên lửa BrahMos có thể yên tâm quay đầu rút lui mà không cần quan tâm tới việc tên lửa BrahMos có đánh trúng mục tiêu hay không. Nguồn ảnh: Russia.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa Brahmos bắn thử nghiệm từ tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ.

GALLERY MỚI NHẤT