Tê giác 1 sừng cuối cùng ở Việt Nam tuyệt chủng: Ám ảnh rừng già!

(Kiến Thức) - Bây giờ trở lại rừng Cát Lộc, Điểu K’Giang, ông bạn già của tôi vẫn còn đó, cánh rừng năm xưa và vùng Bàu Chim, măng nứa, đọt mây hãy còn đây, nhưng tìm đâu ra dấu tích đơn độc của con tê giác java một sừng cuối cùng!...

Tê giác 1 sừng cuối cùng ở Việt Nam tuyệt chủng: Ám ảnh rừng già!

Tê giác đơn độc làm bạn cùng đàn trâu

Điểu K’Giang đã nói Pai ro mhai (tiếng người S'Tiêng dùng để gọi tê giác) chết rồi, điều đó còn chắc hơn cả tuyên bố các nhà động vật học và tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Thế nhưng, bây giờ, những lần đuổi bầy trâu vào vùng Bàu Chim chăn thả hay rong ruổi trong cánh rừng già Cát Lộc hái đọt mây, măng rừng, hình ảnh con tê giác đơn độc cuối cùng vẫn hiện về trong ông như một nỗi ám ảnh dữ dội, thường trực.
 
Vùng sình lầy Bàu Chim nơi con tê giác 1 sừng cuối cùng hay về tắm bùn và liếm đất tìm chất khoáng.

Vùng sình lầy Bàu Chim nơi con tê giác 1 sừng cuối cùng hay về tắm bùn và liếm đất tìm chất khoáng. 

“Biết là hết thật rồi nhưng mình thì vẫn hi vọng nhìn thấy một con khác để tự an ủi!.. ”, ông nói với tôi như thế trong sự nuối tiếc cực độ.

Điểu K’Giang nhớ lại lần đầu tiên phát hiện ra con tê giác trên vùng rừng Cát Lộc, đây là căn cứ vững chắc để lão nông này bác bỏ tuyên bố tê giác java ở Việt Nam đã tuyệt chủng: “Nhà mình có 4 con trâu nhưng hôm đó mình đếm được 5 con. Con thứ 5 là con tê giác, xuống tắm bùn cùng đàn trâu, nhưng nó ở một góc sình lầy khác!..”.

Ông nói, con tê giác to lớn, mình đen như con trâu, nhưng thấp và dài, có một cái sừng nhọn trước mũi, dài gần gang tay. Lâu lâu lại ra vùng Bàu Chim liếm đất tìm chất khoáng và đẫm mình dưới lớp đất sình lầy. Những lần đầu, Điểu K’Giang nhìn con tê giác lạ lẫm này bằng đôi mắt hiếu kỳ, còn con tê giác nhìn K’Giang với cặp mắt cảnh giác cao độ, sợ hãi. Người và thú chỉ cách nhau hơn chục mét.

Sau nhiều lần “chạm mặt”, biết Điểu K’Giang không phải là mối đe dọa nên con tê giác này vẫn thản nhiên tắm bùn, liếm khoáng, sống hòa thuận bên cạnh đàn trâu, đến khi mặt trời xuống núi lại thui thủi tìm về lối cũ rừng già để chuẩn bị cho bữa ăn đêm.
Ông Điểu K’Giang bên chiếc máy ảnh mà WWF giao cho chụp ảnh con tê giác java cuối cùng.

Ông Điểu K’Giang bên chiếc máy ảnh mà WWF giao cho chụp ảnh con tê giác java cuối cùng. 

Ông bạn tôi nói có lý: “Hình như sống một mình nó buồn!..Hay ra làm bạn với đàn trâu của nhà này!...”. Sở dĩ lần đầu tiên “chạm” con tê giác, Điểu K’Giang không xua đuổi, hù dọa vì trong thâm tâm ông nghĩ, ông không có cái quyền đe dọa tê giác hay bất kỳ loài động vật quý hiếm nào. Điểu K’Giang yêu quý và đối đãi với con tê giác này như một chiến hữu, cũng đơn độc như cuộc đời ông vậy (vợ Điểu K’Giang đã mất).

Chính vì sự đối đãi với nhau gắn bó, quân tử, nên người S’Tiêng ở vùng Cát Lộc mặc nhiên coi con tê giác quý hiếm duy nhất còn sót lại này “là của chú Ba”.

Mời quý vị xem video về những động vật đáng yêu

Con người - kẻ thù của loài tê giác

Đặc tính cố hữu của tê giác là hiền lành, không tranh giành thức ăn hay lãnh thổ với các loài khác, cũng không ăn thịt động vật. Thức ăn của loài tê giác chủ yếu là lau sậy, măng rừng, đọt mây… và liếm đất tìm chất khoáng. Ở rừng già Cát Lộc, kẻ thù gần như duy nhất của tê giác chính là con người.
Tài liệu tập huấn tuần tra bảo vệ tê giác java.

Tài liệu tập huấn tuần tra bảo vệ tê giác java. 

Các cuộc di dân tự do đã khiến cho vùng đất bình yên của người S’Tiêng trở nên chật chội. Những cuộc “bành trướng”, triệt phá đất rừng của con người khiến cho lãnh thổ và thức ăn của loài tê giác ngày càng bị thu hẹp, khan hiếm. Cùng với đó, thật bất hạnh cho loài thú này là mang trên đầu một chiếc sừng nhọn mà những kẻ lắm của nhiều tiền cho rằng chiếc sừng trên chữa được “bách bệnh”. Loài tê giác hiền lành giữa rừng Cát Lộc trở thành mục tiêu của những tay săn trộm, ngày đêm truy lùng.

Năm 1988, sau khi phát hiện một con tê giác trưởng thành bị bắn chết, cùng với đó là các cuộc điều tra, thống kê về quần thể tê giác java một sừng ở Cát Lộc được các nhà động vật học trong nước và quốc tế khẩn trương thực hiện. Điểu K’Giang ngày đêm sát cánh cùng các nhà khoa học, ông trở thành điểm tựa “kiến thức xã hội” vững chắc cho các chuyên gia.
Bộ xương con tê giác cuối cùng đang được trưng bày tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Bộ xương con tê giác cuối cùng đang được trưng bày tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 

Sự hậu thuẫn đắc lực của K’Giang đã góp phần giúp các chuyên gia về động vật học trong và ngoài nước hoàn thành cuộc điều tra về số lượng tê giác còn lại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đáng tiếc thay, nỗ lực bảo tồn cuối cùng này chính thức phải “đầu hàng” khi con tê giác đơn độc, duy nhất bị những tay súng săn bắn hạ vào cuối tháng 4/2010.

Bây giờ trở lại rừng Cát Lộc, Điểu K’Giang, ông bạn già của tôi vẫn còn đó, cánh rừng năm xưa và vùng Bàu Chim, măng nứa, đọt mây mùa mưa hãy còn đây, nhưng tìm đâu ra dấu tích đơn độc của con tê giác java một sừng cuối cùng vốn một thời dạo bước!...

Hết Pai ro mhai rồi, Điểu K’Giang thơ thẩn giữa rừng già, đau như sân ga vĩnh viễn mất hẳn những đoàn tàu... Con tê giác cuối java cuối cùng “dừng bước”, bạn tôi, Điểu K’Giang trở thành kẻ đơn độc!..

Bắt hành khách mang sừng Tê giác giá 4,5 tỷ

(Kiến Thức) - Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan SBQT Tân Sơn Nhất cùng phối hợp bắt giữ hành khách vận chuyển sừng Tê giác từ châu Phi về Việt Nam.

Bắt hành khách mang sừng Tê giác giá 4,5 tỷ
Ngày 31/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết đã chuyển giao nam hành khách (42 tuổi, quốc tịch Việt Nam) cùng tang vật là 4 sừng Tê giác Châu Phi đã cắt nhỏ (trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng) cho cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ để xử lý.

Bắt đối tượng vận chuyển sừng tê giác hơn 4 tỷ ở sân bay

(Kiến Thức) - Chiếc sừng tê giác nặng 4kg, giá trị ước tính hơn 4 tỷ do 1 đối tượng vận chuyển từ Nghệ An vào TP HCM bằng đường hàng không, đã bị bắt giữ.

Bắt đối tượng vận chuyển sừng tê giác hơn 4 tỷ ở sân bay
Cuối ngày 19/11, thông tin từ Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74, Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp cùng Cảng vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công an quận Tân Bình (TP HCM) chặn bắt 1 vụ vận chuyển sừng tê giác “khủng” qua đường hàng không.
Bat doi tuong van chuyen sung te giac hon 4 ty o san bay
Chiếc sừng tê giác khủng mà cơ quan chức năng thu giữ.

Bắt 5 kg sừng tê giác chuyển trái phép từ Châu Phi về Việt Nam

(Kiến Thức) - Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp với lực lượng Công an chặn bắt đôi nam nữ vận chuyển trái phép 5kg sừng tê giác. 

Bắt 5 kg sừng tê giác chuyển trái phép từ Châu Phi về Việt Nam
Chiều nay 16/4, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74, Bộ công an và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP HCM) phát hiện, tạm giữ 2 hành khách (đối tượng nữ 34 tuổi và đối tượng nam 21 tuổi) nhập cảnh từ Châu Phi về Việt Nam, vận chuyển trái phép 7 khúc sừng tê giác với tổng trọng lượng gần 5kg.
Bat 5 kg sung te giac chuyen trai phep tu Chau Phi ve Viet Nam
Số sừng tê giác trị giá hơn 6 tỷ đồng các đối tượng vận chuyển trái phép từ Châu Phi về VN bị cơ quan chức năng bắt giữ. 

Theo Hải quan TPHCM, đây là sừng của loài tê giác hai sừng Châu Phi rất quý hiếm, giá trị tang vật ước tính khoảng hơn 6 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới