Tây Du Ký: Trư Bát Giới có thực sự mạnh hơn Tôn Ngộ Không?

Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì Trư Bát Giới mạnh hơn Tôn Ngộ Không về phép thuật mặc dù số lượng phép của Lão Trư chỉ bằng một nửa Hầu huynh.

Trư Bát Giới kỳ thực là đối thủ đáng gờm của Tôn Ngộ Không
Trong suy nghĩ của nhiều người, Trư Bát Giới không những vô dụng mà còn rất biết cách ăn hại.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, Bát Giới chính là "thiên tài ẩn dật" nhưng vì lười nên không phô bày hết nội công của mình. So về phép, Trư Bát Giới khiến Tôn Ngộ Không kiêng nể vài phần vì mức độ nguy hiểm.
Tay Du Ky: Tru Bat Gioi co thuc su manh hon Ton Ngo Khong?
Đừng tưởng ta tham mà coi ta kém cỏi, Lão Trư ta trông thế nhưng "chất" lắm đấy! 
Kỳ thực, nội công của Lão Trư thuộc dạng cực kỳ thâm hậu, thậm chí 36 phép Thiên Cang của Ngộ Năng còn nguy hiểm hơn cả 72 phép Địa Sát của đại sư huynh Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy.
Nguyên là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy hơn 8 vạn thuỷ binh ở thiên đình, Trư Bát Giới tu luyện thành thạo 36 phép Thiên cang của Đạo giáo.
Trong đó một số phép thuật khá "bá đạo" làm điên đảo trời đất thậm chí cải tử hoàn sinh.
Trong trận chiến giữa Tôn Ngộ Không và Hồng Hài Nhi, Tôn Ngộ Không bị lửa Tam muội làm mê man bất tỉnh.
Tay Du Ky: Tru Bat Gioi co thuc su manh hon Ton Ngo Khong?-Hinh-2
 
Tôn Ngộ Không mới thực là người thiếu thực tế, ham đánh nhau, ham danh hão ỷ là anh em với Ngưu Ma Vương mà chủ quan với tiểu yêu Hồng Hài Nhi.
Trong khi đó, Trư Bát Giới thực tế hơn nói rằng: "Ba năm chẳng tới sân, dầu quen cũng xa lạ, huống chi chuyện kết nghĩa cách 5, 6 trăm năm chẳng hề có thăm viếng mà nó chịu nhìn hay sao?".
Hơn nữa, Trư Bát Giới biết rõ ngọn ngành về ngọn lửa Tam muội nên mới chạy còn Tôn Ngộ Không bị lửa suýt làm hỏng con mắt.
Khi Tôn Ngộ Không mê man bất tỉnh, chính Trư Bát Giới là người cứu sống bởi trong 36 phép Thiên Cang có thuật cứu sống người, đó là thuật Khởi tử hồi sinh.Nếu có thuật này trong tay thì người đó nhất định mạnh nhất cửu giới.
36 phép Thiên Cang của Trư Bát Giới gồm:
1. Oát toàn tạo hóa: Điều khiển trời đất, tạo ra một thế giới giả mà thật, chỉ những người có pháp thuật cao siêu mới luyện được chiêu này.
2. Điên đảo âm dương: Đảo lộn đất trời, thay đổi những lẽ thường của tự nhiên, khiến cho vạn vật di chuyển ngược lại với tạo hóa và thể hiện pháp lực cao thâm của các đạo gia.
3. Di tinh hoán đẩu: Có thể hoán đổi vạn vật trong vũ trụ cho nhau, từ Thần thánh, con người cho đến các loài thú vật hay quỷ quái, yêu ma.
4. Hồi thiên phản nhật: Đêm tối sẽ lập tức biến thành ban ngày.
5. Hoán vũ hô phong: Hô mưa gọi gió.
6. Chấn sơn hám địa: Bất cứ lúc nào cần cũng có thể dễ dàng tạo ra những cơn địa chấn.
7. Giá vụ đằng vân: Cưỡi mây.
8. Hoạch giang thành lục: Có thể biến một khu vườn hay một dòng sông thành bãi đất trống chỉ trong một tích tắc.
9. Phiên giang giảo hải: Có thể tạo ra những con sóng lớn khiến Long cung chao đảo, chính vì vậy, thuật pháp này là nỗi khiếp đảm của tất cả các Long Vương.
10. Chỉ địa thành cương: Chỉ tay hoá đá vạn vật.
11. Ngũ hành đại độn: Tự do xáo trộn Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
12. Lục giáp kì môn: Đây là một chiêu thức thần bí khiến cho người sử dụng có sức mạnh phi thường trong quá trình chiến đấu.
13. Nghịch tri vị lai: Tiên tri.
14. Tiên sơn dịch thạch: Di chuyển núi đá.
15. Khởi tử hồi sinh: Cứu sống những người đang cận kề cái chết hoặc vừa mới chết.
16. Phi thân thác tích: Trong tình thế hiểm nguy có thể dễ dàng thoát thân ra bên ngoài và ẩn mình.
17. Cửu tức phục khí: Tập hợp linh khí của đất trời để điều trị các vết thương và nhanh chóng khôi phục lại trạng thái ban đầu.
18. Đạo xuất nguyên dương: Giúp phát huy hết tất cả nội công thâm hậu ra bên ngoài.
19. Hàng long phục hổ: Hàng phục thần thiên, yêu ma.
20. Bổ thiên dục nhật: Một thủ pháp giúp thực hiện những việc không tưởng và thay đổi thế vận.
21. Thôi sơn điền hải: Người thành thạo thuật pháp này có thể dễ dàng lên núi cao, xuống biển sâu.
22. Chỉ thạch thành kim: Biến giấy thành tiền, biến sỏi đá thành vàng bạc châu báu.
23. Chính lập vô ảnh: Tàng hình.
24. Thai hóa dị hình: Có thể biến một người lớn thành một đứa trẻ, trong vòng 7 ngày, đứa trẻ đó sẽ lớn lên, nhưng hình dáng bên ngoài không nhất định quay trở về trạng thái ban đầu.
25. Đại tiểu như ý: Biến người hoặc vật từ lớn thành bé, từ bé thành to chỉ trong vòng một nốt nhạc.
26. Hoa khai khoảnh khắc: Tạo khung cảnh ảo mộng.
27. Du thần ngự khí: Một thuật pháp cầu gọi thần linh.
28. Cách viên động kiến: Nhìn xuyên thấu vạn vật.
29. Hồi phong phản hỏa: Tạo ra sức mạnh thông qua sự kết hợp tuyệt vời giữa gió và lửa.
30. Chưởng ác ngũ lôi: Thuật Ngũ Lôi có nguồn gốc sâu xa và vô cùng phức tạp, là một thuật pháp có sức công phá vô cùng lớn.
31. Tiềm uyên súc địa: Di chuyển trog nước, thu hẹp khoảng cách ngàn dặm để kéo những vật ở nơi xa xôi về bên mình.
32. Phi sa tẩu thạch: Điều khiển gió, cát và sỏi đá làm vũ khí công kích đối phương.
33. Hiệp sơn siêu hải: Băng núi vượt sông trong nháy mắt.
34. Tát đậu thành binh: Chỉ cần ném một nhúm những hạt đậu bé xíu xuống đất, một đội quân cứu viện hùng hậu sẽ lập tức hiện ra.
35. Đinh đầu thất tiễn: Lời nguyền tước đoạt sinh mệnh của kẻ thù.
36. Tung địa kim quang: Di chuyển vạn dặm chỉ sau một cái chớp mắt.
Trư Bát Giới sở hữu phép thuật cao cường, song ít khi sử dụng hiệu quả trong chiến đấu là bởi nhân vật này quá kém thông minh, đồng thời cũng do bản tính luôn thích ăn chơi hưởng thụ chứ ít khi nghiêm túc chiến đấu hết sức.
Trư Bát Giới và con đường tu thành chính quả
Trong Tây Du Ký, Thiên Bồng Nguyên Soái bởi vì say rượu, đùa giỡn chọc ghẹo Hằng Nga nên đã bị Ngọc Hoàng trục xuất khỏi Thiên giới. 
Trong lúc say, xuống cửa trần đầu thai, Thiên Bồng Nguyên Soái ngã nhầm vào cửa lợn, hóa kiếp thành con lợn ở dương gian.
Sau khi hạ phàm, Thiên Bồng Nguyên Soái nương thân ở động Vân Sạn, lấy tên là Chu Cương Liệt (Trư Cương Liệp).
Về sau, Trư Cương Liệp được Bồ Tát giới hành, cắt đứt đi ngũ huân (5 thứ gia vị người tu hành không ăn) và tam yếm (3 loài kiêng không giết thịt).Về sau, Đường Tăng đặt cho cái tên là "Bát Giới".
Quan Thế Âm Bồ Tát đặt tên cho Thiên Bồng Nguyên Soái là Trư Ngộ Năng triết tự là: Chữ "Trư" nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện; còn chữ "Năng" nghĩa là tài năng, bản lĩnh, và khả năng.
Trư Ngộ Năng có nghĩa là "con lợn (tái sinh) ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.
Cùng Đường Tăng đến Linh Sơn bái Phật cầu kinh, Trư Bát Giới từng chút từng chút hành "giới" và cuối cùng đã hoàn thành được 8 giới này.
Giới tham ăn
Bởi vì tham ăn nên trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã gặp rất nhiều phiền toái, vô cùng nguy hiểm.
Nếu không có sự ngăn cản, trợ giúp kịp thời của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sớm đã trở thành "món ngon" trong miệng bầy yêu quái.
Giới háo sắc
Khi bắt đầu bước trên hành trình đến Tây Thiên lấy kinh, Trư Bát Giới hễ nhìn thấy mỹ nữ thì không còn phân biệt được người hay yêu quái nên đã nhiều lần bị nguy hiểm.
Về sau này, Bồ Tát hóa phép tạo ra quan ải tình sắc khiến cho Trư Bát Giới dần ngộ ra, tính háo sắc này của Trư Bát Giới mới được giảm bớt đi.
Giới tham của
Trên đường đi lấy kinh, núi cao, nước sâu lại có vô vàn khổ nạn giữa đường. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc, áng chừng phần của cải của mình trong đoàn rồi sau đó chạy lấy người.
Hơn nữa Lão Trư còn có tật "tắt mắt" thấy của lạ vô chủ là chẳng nghĩ chẳng rằng cho ngay vào túi. Thế mới có chuyện bị yêu quái Độc Giác Tỉ bắt đi gây nhiều phiền toái cho Tôn Ngộ Không giải cứu.
ClipTrư Bát Giới không nghe lời ra khỏi vòng an toàn của Tôn Ngộ Không vẽ ra để trừ yêu, lên núi lấy trộm quần áo để bị yêu quái Độc Giác Tỉ bắt:
Trải qua nhiều kiếp nạn, dưới sự ra sức "mắng nhiếc" của Tôn Ngộ Không và lời khiển trách của Sa Tăng thì ý niệm phân chia tài sản trong đầu Trư Bát Giới mới dần dần mất đi.
Giới đố kỵ người tài
Không chỉ mang hình hài "nửa lợn, nửa người", mà ở Bát Giới còn hội tụ đầy đủ nhân tâm và những thứ dục vọng của người thường, như lười biếng, tham ăn, háo sắc, lại hay ghen tị và thích đặt điều nói xấu huynh trưởng đồng môn.
Sư phụ Đường Tăng trong lòng ít nhiều cũng hiểu rõ tâm đố kỵ này của Trư Bát Giới, Ngộ Không và Ngộ Tĩnh nhiều lần tố giác, khiển trách đúng lúc mới khiến cho "âm mưu" của Trư Bát Giới lần lượt thất bại.
Dần dần, Trư Bát Giới đã vượt qua được khuyết điểm lợi cho địch, hại cho bản thân này, khiến cho bản thân mình hoàn toàn dung nhập, hỗ trợ sư huynh, sư đệ hoàn thành sứ mệnh lấy kinh.
Giới giả dối
Trư Bát Giới đã có rất nhiều lần làm chuyện lừa gạt, dối trá. Đứng trước hành vi không tốt này, Tôn Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng phép biến hóa của mình để kịp thời vạch trần và uốn nắn cho Trư Bát Giới. Điều này dần dần giúp Trư Bát Giới tỉnh ngộ.
Giới nhàn hạ
Khi Tôn Ngộ Không bị đuổi đi, Trư Bát Giới vì tham ngủ nên đã làm hại Đường Tăng bị yêu quái bắt vào huyệt động.
Không những thế, nhiều lần trên đường đi xin đồ ăn, Trư Bát Giới lại trốn ở trong rừng cây ngủ ngon lành không màng thế sự.
Giới sợ khổ, sợ khó
Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc không muốn tiếp tục đi Linh Sơn bái Phật cầu kinh.
Những lúc ấy, sư phụ Đường Tăng, sư huynh Tôn Ngộ Không và sư đệ Sa Tăng đều ra sức khai thông, khuyến khích Trư Bát Giới.
Cuối cùng, Trư Bát Giới cũng cam tâm tình nguyện hết lòng hết sức cho sứ mệnh của mình và hoàn toàn thoát ra khỏi loại tâm sợ khó sợ khổ này.
Giới tham công lao
Cũng chính vì không giữ đạo hạnh, buông thả nhân tâm, nên Bát Giới khó có thể phát huy các thần thông vốn có của mình, lại thường hay thoái lui trong các cuộc trừ yêu diệt quái.
Nhưng Trư Bát Giới lại có tính tham công lao, luôn lấy công lao của người khác ghi tạc thành công lao của bản thân.
Vì căn cơ kém cỏi nhất, nên yêu cầu dành cho Bát Giới chỉ dừng lại ở "Ngộ Năng" và "Bát Giới", cũng tức là cần gìn giữ giới luật, tu chính nhân tâm, mới có thể bước vào hàng sa môn.

Giải mã bất ngờ 5 loại thần nhãn trong Tây Du Ký

(Kiến Thức) - Tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân được xem là một trong "tứ đại danh tác" nổi tiếng Trung Quốc gắn liền với nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người đặc biệt chú ý đến 5 loại thần nhãn, trong đó có hỏa nhãn kim tinh của Tôn Ngộ Không.

Giai ma bat ngo 5 loai than nhan trong Tay Du Ky
 Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân gắn liền với ký ức của người dân Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tây Du Ký: 4 chiến thần mạnh mẽ đại diện cho Phật, Tiên, Ma, Nhân

Thế giới Tây Du có thể phân thành bốn tộc chính là Phật, Tiên, Ma, Nhân và đều có những chiến thần mạnh mẽ xứng đáng đại diện cho mỗi chủng tộc.

Chiến Thần nhà Phật: Đấu Chiến Thắng Phật

Đọc nhiều nhất

Tin mới