Tàu tuần tra Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Malaysia

(Kiến Thức) - Không chỉ gây sự với Philippines và Việt Nam trên Biển Đông, tàu tuần tra Trung Quốc còn xâm lấn lãnh hải Malaysia và neo đậu ở đó đến hai năm.  

Tàu tuần tra Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Malaysia
Báo Borneo Post của Malaysia số ra ngày 3/6 viết rằng một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Trung Quốc bị phát hiện xâm lấn lãnh hải Malaysia xung quanh bãi cạn Luconia do Malaysia quản lý và neo đậu ở đó đến hai năm.
Tau tuan tra Trung Quoc xam lan lanh hai Malaysia
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc bị phát hiện xâm lấn vùng biển xung quanh bãi cạn Luconia do Malaysia quản lý và neo đậu ở đó đến hai năm. 
Ông Datuk Seri Shahidan Kassim, một quan chức trong Văn phòng Thủ tướng Malaysia, cho biết Hải quân Hoàng gia và Cơ quan Hàng hải Malaysia đang giám sát khu vực này 24/24 giờ  "để đảm bảo chủ quyền đất nước”.
Ông nói thêm rằng khu vực này thuộc về Malaysia và chính phủ ở Kuala Lumpur sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ vùng biển của mình ở Biển Đông trước những kẻ xâm nhập hoặc ngư dân nước ngoài.
Cụm bãi cạn Luconia nằm về phía nam Quần đảo Trường Sa, trên thềm lục địa của bờ biển bang Sarawak, Malaysia. Xét về bản chất, các thực thể địa lý của cụm bãi cạn Luconia là các rạn đá ngầm hình thành từ san hô hoặc các bãi cát ngầm. Người ta chia cụm này làm hai phần là cụm bãi cạn Luconia Bắc và cụm bãi cạn Luconia Nam. Hầu như toàn bộ số thực thể địa lí thuộc cụm bãi Luconia đều chìm dưới nước, trừ rạn Luconia Breakers  thuộc cụm bãi cạn Luconia Nam.
Tau tuan tra Trung Quoc xam lan lanh hai Malaysia-Hinh-2
Cụm bãi cạn Luconia nằm về phía nam Quần đảo Trường Sa, trên thềm lục địa của bờ biển bang Sarawak, Malaysia. 
Tổ chức Guancha Syndicate ở Thượng Hải đã xác định con tàu nói trên của Trung Quốc là tàu tuần tra Haijing 1123 và nói rằng con tàu tuần tra này đã "đối đầu" với các tàu  Malaysia gần rạn Luconia Breakers thuộc cụm  Luconia Nam mà con tàu này nói là “một phần của lãnh thổ Trung Quốc”.
Rạn Luconia Breakers  nằm ở trung tâm cụm  Luconia Nam, dài khoảng 170 mét, rộng 20 mét và khi thủy triều xuống có thể  nhìn thấy một nửa rạn san hô nhô lên trên mặt nước. Tổ chức Guancha Syndicate nói Trung Quốc đã kiểm soát rạn Luconia Breakers kể từ tháng  4/2015.
Tranh chấp lãnh thổ  ở bãi cạn Luconia chỉ là một trong nhiều vụ tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi căng thẳng đã leo thang do các hoạt động hút cát đắp đảo trái phép của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp,  khiến cho Mỹ phải tăng cường giám sát và hiện diện quân sự trong khu vực.

Tàu đổ bộ “khủng” của Trung Quốc tiến sát Malaysia làm gì?

Tàu đổ bộ “khủng” của Trung Quốc tiến sát Malaysia làm gì?
Tàu đổ bộ Jinggangshan của Hải quân Trung Quốc cùng với tàu chạy đệm khí trong khi huấn luyện tại vùng biển gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3/2013.
 Tàu đổ bộ Jinggangshan của Hải quân Trung Quốc cùng với tàu chạy đệm khí trong khi huấn luyện tại vùng biển gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3/2013.

Theo phóng viên kỳ cựu Greg Torode của tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP), lực lượng đổ bộ của Hải quân Trung Quốc (PLAN) được trang bị tàu đổ bộ đệm khí đã đến tận cực Nam của “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh dựa vào để tuyên bố chủ quyền, khiến cho cả khu vực phải “nhíu mày, trợn mắt”.

Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: “Tin vịt” hay là sự thật?

Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: “Tin vịt” hay là sự thật?
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.
 Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.

Sau khi TS Trần Công Trục, Nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, có bài phân tích về sự nguy hiểm của hành động đổ bộ lên James của Trung Quốc, phía Malaysia đã tuyên bố không phát hiện ra hành động của Trung Quốc. Đằng sau tuyên bố trái chiều là gì? Sau đây là bài phân tích tình hình của TS Trần Công Trục.

Trung Quốc lén lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tạp chí quân sự Kanwa đưa tin, Trung Quốc có thể vừa lén lút lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trung Quốc lén lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?
Tờ Kanwa cho rằng, Bắc Kinh có thể đã lập một Vùng Nhân dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông mà không tuyên bố một cách công khai để tránh sự phản đối từ các nước khác.
Tạp chí này cho rằng, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch lập 2 vùng ADIZ ở biển Hoa Đông và Biển Đông sau sự cố ở đảo Hải Nam hồi năm 2001. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.