(Kiến Thức) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, ngay bên ngoài vùng lãnh hải nước này.
Thanh Nga (theo Kyodo News)
Vụ việc này diễn ra vào ngày 16/2. Theo đó, sau khi phát hiện vụ thâm nhập này, Sở chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Vùng 11 trụ sở ở Naha, Okinawa liền phát đi những cảnh báo và yêu cầu tàu Trung Quốc rút lui.
Tàu tuần duyên của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một trong ba chiếc tàu đã phát đi thông điệp bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật rằng, hòn đảo "là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc”.
Như vậy, hành động xâm nhập này của Bắc Kinh là động thái sau chuyến thăm đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Lần gần đây nhất tàu Trung Quốc xuất hiện ở xung quanh hòn đảo tranh chấp này là vào ngày 2/2.
Quần đảo này hiện do Nhật kiểm soát trong khi cả Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan khẳng định có chủ quyền với quần đảo này.
(Kiến Thức) - Theo báo Libération ngày 13/8, căng thẳng Trung-Nhật đã leo thêm một nấc mới khi các tàu Hải cảnh Trung Quốc hiện diện 28 giờ liền cạnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc chiến "súng phun nước" ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Báo Libération gọi đây là “trò chơi mèo vờn chuột không có hồi kết” giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bài báo thuật lại vụ việc 3-4 tàu Hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực quần đảo Senkaku hôm 7/8 và bị Nhật Bản xem là xâm phạm lãnh thổ quốc gia. Bị yêu cầu phải lùi ra xa, phía Trung Quốc trả lời lại qua điện đài bằng hai thứ tiếng Hoa và Nhật rằng quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc với cái tên là Điếu Ngư và sau đó rút lui.
(Kiến Thức) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm nay cho hay, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản, tới gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng theo cơ quan này, vụ việc trên diễn ra vào lúc 9h hôm nay (theo giờ địa phương). Khi đó, ba tàu Haijing 2166, Haijing 2350 và Haijing 2506 đi vào vùng biển của Nhật khoảng 60 km trong vòng 3 giờ. Lần gần đây nhất Trung Quốc hành động như vậy là vào hôm 22/11.
Trung Quốc đưa tàu tuần duyên tới gần quần đảo Senkaku.Điếu Ngư sau tuyên bố lập ADIZ ở Biển Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
Căng thẳng giữa Nhật và Trung ngày càng gia tăng sau khi chính quyền Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng 9/2012.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.