Tàu TQ co cụm quanh giàn khoan, không dám ngăn cản tàu VN

(Kiến Thức) - Toàn bộ tàu TQ co cụm quanh giàn khoan với khoảng cách 7,5 hải lý. Khi tàu VN đến gần giàn khoan 9 hải lý, tàu TQ không có biểu hiện tấn công, xua đuổi như trước.

Phía Trung Quốc hiện tăng thêm gần 20 tàu - so với ngày 16/6 - ra khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Theo thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, trong ngày 17/6, Trung Quốc đã duy trì khoảng 136 tàu, trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 18-20 tàu kéo, 50-58 tàu cá, năm tàu quân sự và một máy bay trực thăng hạ cánh xuống giàn khoan lúc 9h35 cùng ngày.

Như vậy Trung Quốc đã rút bớt một tàu quân sự so với ngày 16/6 nhưng đã tăng cường thêm gần 20 tàu cá vỏ sắt.

Các tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang tham gia bảo vệ giàn khoan. Ảnh: Báo Pháp Luật Online.
Các tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang tham gia bảo vệ giàn khoan. Ảnh: Báo Pháp Luật Online. 

Những tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc tiếp tục được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh số hiệu 46102 đã dàn thành hàng ngang, ngăn chặn, uy hiếp các tàu ngư dân của Việt Nam khi đang đánh bắt ở phạm vi cách giàn khoan trái phép khoảng 30 hải lý.

Chiều 17/6, lợi dụng gió xuôi chiều, các biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam thả trôi tàu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, khi đến gần giàn khoan 9 hải lý vẫn không thấy phía Trung Quốc có động thái nào.

Theo đánh giá của các lực lượng kiểm ngư, đây là một biểu hiện lạ bởi những ngày trước đó Trung Quốc thường xua tàu ra rất xa để ngăn cản.

Một điều lạ là trong sáng nay, toàn bộ tàu Trung Quốc đều co cụm xung quanh khu vực giàn khoan và hướng mũi ra phía ngoài.

Lực lượng kiểm ngư cho biết những ngày trước đó các tàu này đều phân chia theo hình rẻ quạt, nhưng lần này lại co cụm với khoảng cách gần giàn khoan 7,5 hải lý.

Trung Quốc cũng có chiến thuật âm thầm cho tàu chạy vòng phía sau các tàu Việt Nam, với mục đích lợi dụng sơ hở để đâm từ phía sau, tuy nhiên các tàu Việt Nam luôn cảnh giác.

14h50 ngày 17/6, tàu cảnh sát biển Việt Nam 4032 đã phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc 21102 đang áp sát phía sau và tăng tốc lên 23 hải lý/giờ. Tuy nhiên tàu cảnh sát biển 4032 đã chủ động vòng tránh.

Hiện tại, lực lượng tàu thực thi pháp luật của Việt Nam thực hiện chiến dịch thả trôi và nhích dần. Suốt ngày hôm qua, tàu Việt Nam không di chuyển sâu vào khu vực giàn khoan mà tập trung quan sát, nhận định các hành động của Trung Quốc. Nhiều khả năng giàn khoan có sự dịch chuyển mới.

Trong khi đó, báo cáo nhanh của Cục Kiểm ngư chiều tối 17/6 cho biết, số lượng tàu các loại của Trung Quốc trong ngày đã tăng lên với khoảng 136 tàu (ngày 16/6 chỉ 115-119 tàu), trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 18-20 tàu kéo, 5 tàu quân sự, 50-58 tàu cá vỏ sắt. Trong ngày, lực lượng kiểm ngư phát hiện một máy bay trực thăng hạ cánh xuống giàn khoan Hải Dương 981.

Ra mắt Phi đội DHC-6

Một chiếc thủy phi cơ DHC-6.
 Một chiếc thủy phi cơ DHC-6.

Cùng ngày, sáng 17/6, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh hải quân đã tổ chức lễ bàn giao phi đội DHC-6 từ Bộ Tham mưu quân chủng hải quân về Lữ đoàn không quân 954 và ra mắt Phi đội DHC-6. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh hải quân, dự và chủ trì buổi lễ.

Phi đội DHC-6 được thành lập ngày 5/9/2013 và đã tham gia nhiệm vụ trong lễ thượng cờ cấp quốc gia 2 tàu ngầm Kilo 636, đón và đưa các đoàn công tác của Bộ Quốc phòng ra thăm Trường Sa, tìm kiếm cứu nạn máy bay MH-370 của Malaysia trên vùng biển Tây Nam, huấn luyện tại Trường Sa, huấn luyện hạ cánh dưới nước…

Giàn khoan trái phép dịch chuyển, tàu TQ tấn công tàu VN

(Kiến Thức) - Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển khoảng 140m về phía Tây Bắc lúc 8h40.

Giàn khoan Trung Quốc trái phép Hải Dương 981 dịch chuyển khoảng 140m về phía Tây Bắc

Ai có thể giúp Việt Nam buộc Trung Quốc rút giàn khoan 981?

(Kiến Thức) - Mỹ, Nhật và các nước chỉ trích nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới, gia tăng các hoạt động ngang ngược. Vậy nước nào có thể khiến Trung Quốc sợ?

Tính đến nay là đã hơn 1 tháng kể từ ngày Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và ngày càng gia tăng các hoạt động gây hấn với lực lượng chấp pháp cũng như ngư dân đánh cá của Việt Nam. Dư luận đặt ra câu hỏi: Ai sẽ làm trung gian giải quyết hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc?
Để làm rõ vấn đề này, Kiến Thức đã có cuộc đối thoại với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam và Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Đọc nhiều nhất

Tin mới