Tàu tên lửa Serpukhov Nga bị vô hiệu hóa sau vụ cháy bí ẩn

Tàu tên lửa Serpukhov Nga bị vô hiệu hóa sau vụ cháy bí ẩn

Một vụ hỏa hoạn đột ngột và khó hiểu đã gây tổn hại nghiêm trọng cho chiếc tàu tên lửa Serpukhov thuộc Hạm đội Baltic của Hải quân Nga, sẽ mất khá nhiều thời gian để khôi phục khả năng tác chiến.

Một đoạn video vừa được đăng tải đã cho thấy đám cháy bốc lên trong khoang chỉ huy của tàu tên lửa Serpukhov (số hiệu 563) trong lúc neo đậu tại căn cứ Hải quân Nga thành phố Baltiysk thuộc vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.

Theo thông báo, do hậu quả vụ cháy nói trên, nhiều phương tiện liên lạc và thiết bị điện tử tối tân của chiếc chiến hạm đã bị phá hủy hoàn toàn. Đánh giá sơ bộ cho thấy sẽ mất khá nhiều thời gian để khôi phục khả năng tác chiến của con tàu.
Theo thông báo, do hậu quả vụ cháy nói trên, nhiều phương tiện liên lạc và thiết bị điện tử tối tân của chiếc chiến hạm đã bị phá hủy hoàn toàn. Đánh giá sơ bộ cho thấy sẽ mất khá nhiều thời gian để khôi phục khả năng tác chiến của con tàu.
Serpukhov là tàu tên lửa cỡ nhỏ thứ năm thuộc Dự án 21631 lớp Buyan-M, chuyên dùng để tác chiến ven bờ. Sau khi hạ thủy vào năm 2015, nó được biên chế cho Hạm đội Biển Đen nhưng đến năm 2017 thì điều động sang Hạm đội Baltic.
Serpukhov là tàu tên lửa cỡ nhỏ thứ năm thuộc Dự án 21631 lớp Buyan-M, chuyên dùng để tác chiến ven bờ. Sau khi hạ thủy vào năm 2015, nó được biên chế cho Hạm đội Biển Đen nhưng đến năm 2017 thì điều động sang Hạm đội Baltic.
Đây là chiếc cuối cùng trong chuỗi nhận được hệ thống động lực theo đúng thiết kế, bao gồm 4 động cơ diesel MTU 16V4000M90 của Đức và hộp số ZF. Do hiệu lực các lệnh trừng phạt được áp đặt, tất cả những tàu tiếp theo đều phải dùng động cơ Nga tự chế tạo.
Đây là chiếc cuối cùng trong chuỗi nhận được hệ thống động lực theo đúng thiết kế, bao gồm 4 động cơ diesel MTU 16V4000M90 của Đức và hộp số ZF. Do hiệu lực các lệnh trừng phạt được áp đặt, tất cả những tàu tiếp theo đều phải dùng động cơ Nga tự chế tạo.
Về đặc tính kỹ chiến thuật, tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M - Dự án 21631 là biến thể của tàu pháo tuần tra Buyan - Dự án 21630 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Almaz trụ sở tại St Petersburg và Zelenodolsk tại Tatarstan.
Về đặc tính kỹ chiến thuật, tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M - Dự án 21631 là biến thể của tàu pháo tuần tra Buyan - Dự án 21630 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Almaz trụ sở tại St Petersburg và Zelenodolsk tại Tatarstan.
Lớp chiến hạm này có kích thước nhỏ, thiết kế góc cạnh và được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt, khiến tàu có khả năng tàng hình nhẹ trước radar trinh sát của đối phương.
Lớp chiến hạm này có kích thước nhỏ, thiết kế góc cạnh và được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt, khiến tàu có khả năng tàng hình nhẹ trước radar trinh sát của đối phương.
Thông số cơ bản của tàu hộ vệ lớp Buyan-M bao gồm chiều dài 74,1 m; chiều rộng 11 m, mớn nước 2,6 m; tốc độ tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 1.500 hải lý; thủy thủ đoàn 29 - 36 người.
Thông số cơ bản của tàu hộ vệ lớp Buyan-M bao gồm chiều dài 74,1 m; chiều rộng 11 m, mớn nước 2,6 m; tốc độ tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 1.500 hải lý; thủy thủ đoàn 29 - 36 người.
Mặc dù lượng giãn nước đầy tải chỉ 949 tấn nhưng Buyan-M được trang bị vũ khí chống hạm cực mạnh với 8 tên lửa 3M-54 Kalibr (SS-N-27) đặt trong ống phóng thẳng đứng phía sau tháp radar.
Mặc dù lượng giãn nước đầy tải chỉ 949 tấn nhưng Buyan-M được trang bị vũ khí chống hạm cực mạnh với 8 tên lửa 3M-54 Kalibr (SS-N-27) đặt trong ống phóng thẳng đứng phía sau tháp radar.
Tên lửa có tầm bắn 600 km, vận tốc từ Mach 0,8 - 2,9 mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200 kg (phiên bản nội địa của hải quân Nga) có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Tên lửa có tầm bắn 600 km, vận tốc từ Mach 0,8 - 2,9 mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200 kg (phiên bản nội địa của hải quân Nga) có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Ngoài khả năng tấn công tàu mặt nước, chiến hạm lớp Buyan-M còn được trang bị khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi dễ dàng đổi tên lửa chống hạm 3M-54 sang bản đánh đất 3M-14.
Ngoài khả năng tấn công tàu mặt nước, chiến hạm lớp Buyan-M còn được trang bị khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi dễ dàng đổi tên lửa chống hạm 3M-54 sang bản đánh đất 3M-14.
Pháo hạm của tàu là A-190E cỡ 100 mm với tháp pháo thiết kế tàng hình hóa, vũ khí này có tầm bắn hiệu quả 23 km, tốc độ tác xạ tối đa đạt tới 80 phát/phút.
Pháo hạm của tàu là A-190E cỡ 100 mm với tháp pháo thiết kế tàng hình hóa, vũ khí này có tầm bắn hiệu quả 23 km, tốc độ tác xạ tối đa đạt tới 80 phát/phút.
Hỏa lực phòng không của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa tầm thấp Igla-1M với cơ số 8 quả, cho khả năng tiêu diệt mục tiêu bay từ khoảng cách 5,2 km, độ cao tác chiến tối đa 3,5 km.
Hỏa lực phòng không của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa tầm thấp Igla-1M với cơ số 8 quả, cho khả năng tiêu diệt mục tiêu bay từ khoảng cách 5,2 km, độ cao tác chiến tối đa 3,5 km.
Để chống lại tên lửa hành trình đối hạm, tàu chiến Buyan-M được trang bị 1 pháo phòng không cao tốc AK-630M2 Duet nòng kép, có tốc độ bắn 10.000 phát/phút, tầm bắn lớn nhất 5 km.
Để chống lại tên lửa hành trình đối hạm, tàu chiến Buyan-M được trang bị 1 pháo phòng không cao tốc AK-630M2 Duet nòng kép, có tốc độ bắn 10.000 phát/phút, tầm bắn lớn nhất 5 km.
Hệ thống điện tử của tàu gồm có radar trinh sát Pozitiv-ME1, radar hỏa lực MR-123 và radar hàng hải MR-231. Đặc biệt phiên bản xuất khẩu còn có thể trang bị thêm sonar Anapa-ME và ngư lôi nhẹ để làm thêm chức năng chống ngầm.
Hệ thống điện tử của tàu gồm có radar trinh sát Pozitiv-ME1, radar hỏa lực MR-123 và radar hàng hải MR-231. Đặc biệt phiên bản xuất khẩu còn có thể trang bị thêm sonar Anapa-ME và ngư lôi nhẹ để làm thêm chức năng chống ngầm.

GALLERY MỚI NHẤT