Tàu tên lửa Sa'ar 6 Israel: Công - thủ toàn diện, nhỏ nhưng có võ

Tàu tên lửa Sa'ar 6 Israel: Công - thủ toàn diện, nhỏ nhưng có võ

(Kiến Thức) - Tàu hộ tống tên lửa lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel, tuy lượng giãn nước không lớn, nhưng được trang bị những vũ khí và thiết bị hiện đại, khiến nhiều tàu chiến có lượng giãn nước lớn hơn nhiều vẫn phải "ngước nhìn".

Vào tháng 5/2015, Hải quân Israel đã ký hợp đồng với German Naval Yards Holdings và Thyssen Krupp Marine Systems của Đức để đóng mới 4 tàu hộ vệ tên lửa hạng trung lớp Sa'ar 6, dựa trên thiết kế cơ sở lớp Braunschweig với cấu hình vũ khí mạnh hơn. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Vào tháng 5/2015, Hải quân Israel đã ký hợp đồng với German Naval Yards Holdings và Thyssen Krupp Marine Systems của Đức để đóng mới 4 tàu hộ vệ tên lửa hạng trung lớp Sa'ar 6, dựa trên thiết kế cơ sở lớp Braunschweig với cấu hình vũ khí mạnh hơn. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Điều đặc biệt của hợp đồng đó là, thân tàu và cấu trúc thượng tầng của lớp  tàu tên lửa Sa'ar 6 sẽ được đóng tại cơ sở đóng tàu của TKMS ở Kiel, Đức; trong khi việc trang bị hệ thống chiến đấu, cảm biến và các hệ thống con khác, sẽ được thực hiện bởi chính người Israel. Ảnh: Tàu INS Magen, chiếc đầu tiên thuộc lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Navy Recognition.
Điều đặc biệt của hợp đồng đó là, thân tàu và cấu trúc thượng tầng của lớp tàu tên lửa Sa'ar 6 sẽ được đóng tại cơ sở đóng tàu của TKMS ở Kiel, Đức; trong khi việc trang bị hệ thống chiến đấu, cảm biến và các hệ thống con khác, sẽ được thực hiện bởi chính người Israel. Ảnh: Tàu INS Magen, chiếc đầu tiên thuộc lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Navy Recognition.
Hải quân Israel cho biết, họ sẽ trang bị nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bao gồm radar MF-STAR, tên lửa phòng không tầm trung Barak-8, tên lửa đánh chặn Tamir thuộc hệ thống C-Dome, tên lửa hành trình chống tàu cận âm (có thể là RGM-84 Harpoon hoặc Gabriel) cho những con tàu này. Ảnh: Đồ họa vũ khí, trang bị trên tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Hải quân Israel cho biết, họ sẽ trang bị nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bao gồm radar MF-STAR, tên lửa phòng không tầm trung Barak-8, tên lửa đánh chặn Tamir thuộc hệ thống C-Dome, tên lửa hành trình chống tàu cận âm (có thể là RGM-84 Harpoon hoặc Gabriel) cho những con tàu này. Ảnh: Đồ họa vũ khí, trang bị trên tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Thân tàu lớp Sa'ar 6 được thiết kế giảm thiểu tiết diện phản xạ radar cũng như giảm phát hồng ngoại từ tàu. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn và mạnh nhất của Hải quân Israel, đảm nhiệm chức năng như một lá chắn tên lửa ngoài khơi, để chống lại các cuộc tấn công từ những quốc gia Arab thù địch. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Thân tàu lớp Sa'ar 6 được thiết kế giảm thiểu tiết diện phản xạ radar cũng như giảm phát hồng ngoại từ tàu. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn và mạnh nhất của Hải quân Israel, đảm nhiệm chức năng như một lá chắn tên lửa ngoài khơi, để chống lại các cuộc tấn công từ những quốc gia Arab thù địch. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Tàu lớp Sa’ar 6 dài 90 m, rộng 13,5 m, cao 21,5m và lượng giãn nước xấp xỉ 2.000 tấn, cùng thủy thủ đoàn tối đa 70 người. Hệ thống khoang chỉ huy tích hợp được đặt ở mũi tàu. Khoang chứa và sàn đỗ máy bay trực thăng ở đuôi tàu có thể mang một máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm cỡ vừa như SH-60 Seahawk. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Tàu lớp Sa’ar 6 dài 90 m, rộng 13,5 m, cao 21,5m và lượng giãn nước xấp xỉ 2.000 tấn, cùng thủy thủ đoàn tối đa 70 người. Hệ thống khoang chỉ huy tích hợp được đặt ở mũi tàu. Khoang chứa và sàn đỗ máy bay trực thăng ở đuôi tàu có thể mang một máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm cỡ vừa như SH-60 Seahawk. Ảnh: Mô hình tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Phần mũi tàu được trang bị pháo bắn nhanh 76 mm Oto Melara để chống các mục tiêu trên không và trên biển; 16 tên lửa chống hạm như Gabriel, RGM-84 Harpoon hoặc RBS-15 Mk3; 2 ống phóng ngư lôi tương thích với ngư lôi MK54 và 2 bệ pháo điều khiển từ xa với pháo 30 mm Rafael Typhoon. Ảnh: Pháo bắn nhanh 76 mm Oto Melara - Nguồn: Navy Recognition.
Phần mũi tàu được trang bị pháo bắn nhanh 76 mm Oto Melara để chống các mục tiêu trên không và trên biển; 16 tên lửa chống hạm như Gabriel, RGM-84 Harpoon hoặc RBS-15 Mk3; 2 ống phóng ngư lôi tương thích với ngư lôi MK54 và 2 bệ pháo điều khiển từ xa với pháo 30 mm Rafael Typhoon. Ảnh: Pháo bắn nhanh 76 mm Oto Melara - Nguồn: Navy Recognition.
Về khả năng phòng không, tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Barak-8, có khả năng đánh chặn và tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không như tên lửa không đối hải, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Về khả năng phòng không, tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Barak-8, có khả năng đánh chặn và tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không như tên lửa không đối hải, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 là một hệ thống phòng không hải quân, bao gồm một hệ thống mạng quản lý, chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc chiến trường, máy tính và tình báo (BMC4I). Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 là một hệ thống phòng không hải quân, bao gồm một hệ thống mạng quản lý, chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc chiến trường, máy tính và tình báo (BMC4I). Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Một hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đánh chặn Barak-8 cùng một radar đa nhiệm có khả năng trinh sát, phát hiện, bắt bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Hệ thống này có thể sử dụng tên lửa đánh chặn Barak-8 hoặc Barak-8ER có khả năng đánh chặn các mối đe dọa đường không với độ bao phủ 360º. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Một hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đánh chặn Barak-8 cùng một radar đa nhiệm có khả năng trinh sát, phát hiện, bắt bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Hệ thống này có thể sử dụng tên lửa đánh chặn Barak-8 hoặc Barak-8ER có khả năng đánh chặn các mối đe dọa đường không với độ bao phủ 360º. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Tên lửa Barak-8 được lắp đặt và phóng đi từ tàu chiến dựa trên hệ thống ống phóng thẳng đứng; tên lửa sử dụng động cơ 2 tầng, trang bị một radar tự động tìm kiếm mục tiêu và một hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều. Tên lửa dài 4,5 m, đường kính 0,54 m, sải cánh 0,94 m, vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn hiệu quả 70 km. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Tên lửa Barak-8 được lắp đặt và phóng đi từ tàu chiến dựa trên hệ thống ống phóng thẳng đứng; tên lửa sử dụng động cơ 2 tầng, trang bị một radar tự động tìm kiếm mục tiêu và một hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều. Tên lửa dài 4,5 m, đường kính 0,54 m, sải cánh 0,94 m, vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn hiệu quả 70 km. Ảnh: Tên lửa phòng không Barak-8 - Nguồn: Navy Recognition.
Ngoài ra, tàu còn có thể được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm thấp C-Dome (phiên bản dùng cho hải quân). Hệ thống phòng không này được bố trí ở phần mũi tàu, có nhiệm vụ bắn hạ tên lửa tầm ngắn và đạn pháo tấn công tàu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Rafael C-DOME tại Euronaval 2014 - Nguồn: Navy Recognition.
Ngoài ra, tàu còn có thể được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm thấp C-Dome (phiên bản dùng cho hải quân). Hệ thống phòng không này được bố trí ở phần mũi tàu, có nhiệm vụ bắn hạ tên lửa tầm ngắn và đạn pháo tấn công tàu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Rafael C-DOME tại Euronaval 2014 - Nguồn: Navy Recognition.
Hệ thống phòng thủ tầm gần C-Dome được thiết kế bởi Hãng Rafael nhằm bảo vệ tàu chiến khỏi các mối đe dọa trong chiến tranh hiện đại. Hệ thống C-Dome chống lại các đợt tấn công dồn dập bằng cách phản công nhiều mục tiêu liên tiếp trong thời gian ngắn với lựa chọn tấn công tự động hoặc bán tự động. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Rafael C-DOME tại Euronaval 2014 - Nguồn: Navy Recognition.
Hệ thống phòng thủ tầm gần C-Dome được thiết kế bởi Hãng Rafael nhằm bảo vệ tàu chiến khỏi các mối đe dọa trong chiến tranh hiện đại. Hệ thống C-Dome chống lại các đợt tấn công dồn dập bằng cách phản công nhiều mục tiêu liên tiếp trong thời gian ngắn với lựa chọn tấn công tự động hoặc bán tự động. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Rafael C-DOME tại Euronaval 2014 - Nguồn: Navy Recognition.
Về hệ thống trinh sát, tàu được trang bị hệ thống radar kỹ thuật số đa năng ELM-2248 MF-STAR tiên tiến, dựa trên công nghệ quét mảng pha chủ động (AESA) mới nhất. ELM-2248 MF-STAR được xem là “mắt thần” của tàu hộ tống tên lửa lớp Sa’ar 6. Ảnh: Radar ELM-2248 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Về hệ thống trinh sát, tàu được trang bị hệ thống radar kỹ thuật số đa năng ELM-2248 MF-STAR tiên tiến, dựa trên công nghệ quét mảng pha chủ động (AESA) mới nhất. ELM-2248 MF-STAR được xem là “mắt thần” của tàu hộ tống tên lửa lớp Sa’ar 6. Ảnh: Radar ELM-2248 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Radar ELM-2248 có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 250 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách xa 25 km, tàu hộ tống cỡ nhỏ ở cự ly tới 250 km và tàu hộ tống cỡ lớn ở cự ly đến 450 km. Hiệu suất này được đánh giá tương đương với ra-đa AN/SPY-1D trên các tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Ảnh: Đồ họa bắt mục tiêu của radar ELM-2248 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Radar ELM-2248 có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 250 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách xa 25 km, tàu hộ tống cỡ nhỏ ở cự ly tới 250 km và tàu hộ tống cỡ lớn ở cự ly đến 450 km. Hiệu suất này được đánh giá tương đương với ra-đa AN/SPY-1D trên các tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Ảnh: Đồ họa bắt mục tiêu của radar ELM-2248 - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Với lượng giãn nước chỉ 2.000 tấn, và chỉ được xếp là lớp tàu hộ vệ hạng trung, nhưng với trang bị vũ khí, thiết bị trên tàu, khả năng chiến đấu của lớp tàu Sa’ar 6 tương đương với tàu khu trục. Đặc biệt nó có thể đảm nhiệm phòng không hạm đội, mà chỉ có ở những tàu có lượng giãn nước 4.000 tấn mới đảm nhiệm được. Ảnh: Tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Với lượng giãn nước chỉ 2.000 tấn, và chỉ được xếp là lớp tàu hộ vệ hạng trung, nhưng với trang bị vũ khí, thiết bị trên tàu, khả năng chiến đấu của lớp tàu Sa’ar 6 tương đương với tàu khu trục. Đặc biệt nó có thể đảm nhiệm phòng không hạm đội, mà chỉ có ở những tàu có lượng giãn nước 4.000 tấn mới đảm nhiệm được. Ảnh: Tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Wikipedia.
Đánh giá lớp tàu Sa’ar 6 là lớp tàu "công - thủ" toàn diện; ngoài phục vụ nhu cầu của chính Hải quân Israel, loại tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cực kỳ tiên tiến này còn được dự báo sẽ trở thành loại trang bị đắt khách trên thị trường vũ khí trong tương lai không xa. Ảnh: Tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Navy Recognition.
Đánh giá lớp tàu Sa’ar 6 là lớp tàu "công - thủ" toàn diện; ngoài phục vụ nhu cầu của chính Hải quân Israel, loại tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cực kỳ tiên tiến này còn được dự báo sẽ trở thành loại trang bị đắt khách trên thị trường vũ khí trong tương lai không xa. Ảnh: Tàu chiến lớp Sa'ar 6 - Nguồn: Navy Recognition.
Video Iran viết tiếp bản tình ca buồn của những người lính Trung đông chiến đấu kém cỏi - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT