Tàu sân bay Mỹ "sợ một phép" sát thủ Zircon của Nga

Tàu sân bay Mỹ "sợ một phép" sát thủ Zircon của Nga

Tàu sân bay Mỹ sẽ trở thành “mồi ngon” của tên lửa Zircon khi mà mọi loại vũ khí phòng không của lực lượng này dường như không thể chặn nổi sát thủ tàu sân bay từ Nga.

Theo hãng tin TASS, khinh hạm tên lửa dẫn đường Đô đốc Gorshkov của Nga mới đây lần đầu tiên thử nghiệm thành công  tên lửa chống hạm Zircon. Tên lửa được thử nghiệm trên biển Barents và đã bắn trúng chính xác mục tiêu mặt đất với tầm bắn hơn 500 km.
Theo hãng tin TASS, khinh hạm tên lửa dẫn đường Đô đốc Gorshkov của Nga mới đây lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Zircon. Tên lửa được thử nghiệm trên biển Barents và đã bắn trúng chính xác mục tiêu mặt đất với tầm bắn hơn 500 km.
Đây là tên lửa siêu thanh thứ ba của Nga và là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên biển, sau tên lửa vượt siêu âm Kinzhal trên không và tên lửa vượt siêu âm Avangard trên đất liền. Mặc dù mục tiêu thử nghiệm lần này là trên đất liền, nhưng mục tiêu tấn công chính của tên lửa là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Đây là tên lửa siêu thanh thứ ba của Nga và là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên biển, sau tên lửa vượt siêu âm Kinzhal trên không và tên lửa vượt siêu âm Avangard trên đất liền. Mặc dù mục tiêu thử nghiệm lần này là trên đất liền, nhưng mục tiêu tấn công chính của tên lửa là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Tên lửa Zircon có tầm bắn tối đa đạt tới 1.000 km, tốc độ bay tối đa đạt Mach 9. Tên lửa Zircon là một phương tiện bay vượt siêu âm với động cơ scramjet, thích hợp để phóng từ các bệ phóng trên biển như tàu mặt nước và tàu ngầm hạt nhân.
Tên lửa Zircon có tầm bắn tối đa đạt tới 1.000 km, tốc độ bay tối đa đạt Mach 9. Tên lửa Zircon là một phương tiện bay vượt siêu âm với động cơ scramjet, thích hợp để phóng từ các bệ phóng trên biển như tàu mặt nước và tàu ngầm hạt nhân.
Tên lửa Zircon sử dụng động cơ scramjet, làm cho luồng không khí siêu âm được nén trong ống nạp với tốc độ siêu âm, sau đó trộn với nhiên liệu trong buồng đốt để đốt cháy và đẩy ra, thúc đẩy tên lửa phi hành. Vì nó đốt cháy hoàn toàn luồng khí siêu âm, nên nó tạo ra lực đẩy mạnh hơn, có thể khiến tên lửa bay ở tốc độ Mach 6-Mach 25.
Tên lửa Zircon sử dụng động cơ scramjet, làm cho luồng không khí siêu âm được nén trong ống nạp với tốc độ siêu âm, sau đó trộn với nhiên liệu trong buồng đốt để đốt cháy và đẩy ra, thúc đẩy tên lửa phi hành. Vì nó đốt cháy hoàn toàn luồng khí siêu âm, nên nó tạo ra lực đẩy mạnh hơn, có thể khiến tên lửa bay ở tốc độ Mach 6-Mach 25.
Việc phát triển động cơ xung áp siêu cháy là rất khó, dự án tên lửa vượt siêu âm X-51 của Mỹ cũng sử dụng động cơ này, nhưng do những khó khăn kỹ thuật, nên dự án đã bị hủy bỏ. Nếu Zircon áp dụng công nghệ then chốt này, thì đây sẽ là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ xung áp siêu cháy.
Việc phát triển động cơ xung áp siêu cháy là rất khó, dự án tên lửa vượt siêu âm X-51 của Mỹ cũng sử dụng động cơ này, nhưng do những khó khăn kỹ thuật, nên dự án đã bị hủy bỏ. Nếu Zircon áp dụng công nghệ then chốt này, thì đây sẽ là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ xung áp siêu cháy.
Nga rất coi trọng việc phát triển vũ khí vượt siêu âm và hiện đã sở hữu ba loại tên lửa vượt siêu âm. Tên lửa Zircon thực chất là tên lửa vượt siêu âm chống hạm, phương thức chiến đấu của nó tuân theo chiến thuật tấn công siêu âm tầm xa của hải quân Liên Xô.
Nga rất coi trọng việc phát triển vũ khí vượt siêu âm và hiện đã sở hữu ba loại tên lửa vượt siêu âm. Tên lửa Zircon thực chất là tên lửa vượt siêu âm chống hạm, phương thức chiến đấu của nó tuân theo chiến thuật tấn công siêu âm tầm xa của hải quân Liên Xô.
Trong Chiến tranh Lạnh, để đối phó với các nhóm tác chiến tàu sân bay “hung hăng” của Mỹ, hải quân Liên Xô đã thành lập một tổ hợp trinh sát trên không và trên biển để làm tiền đề, lấy các bệ phóng trên mặt nước, dưới nước và trên không làm nền tảng, sử dụng tên lửa vượt siêu âm chống hạm làm “mũi nhọn” chính trong việc tấn công tàu sân bay.
Trong Chiến tranh Lạnh, để đối phó với các nhóm tác chiến tàu sân bay “hung hăng” của Mỹ, hải quân Liên Xô đã thành lập một tổ hợp trinh sát trên không và trên biển để làm tiền đề, lấy các bệ phóng trên mặt nước, dưới nước và trên không làm nền tảng, sử dụng tên lửa vượt siêu âm chống hạm làm “mũi nhọn” chính trong việc tấn công tàu sân bay.
Các tên lửa chống hạm vượt siêu âm được phóng bởi nhiều bệ phóng khác nhau, có thể tạo thành “làn sóng” tấn công. Nó từng khiến nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ “sợ hãi”, cho đến khi xuất hiện hệ thống phòng thủ Aegis, cải thiện đáng kể khả năng phát hiện, nhận biết và đánh chặn của tàu chiến Mỹ trước các mục tiêu trên không.
Các tên lửa chống hạm vượt siêu âm được phóng bởi nhiều bệ phóng khác nhau, có thể tạo thành “làn sóng” tấn công. Nó từng khiến nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ “sợ hãi”, cho đến khi xuất hiện hệ thống phòng thủ Aegis, cải thiện đáng kể khả năng phát hiện, nhận biết và đánh chặn của tàu chiến Mỹ trước các mục tiêu trên không.
Vào ngày 12/8/2000, sự cố tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga xảy ra và tên lửa chống hạm hạng nặng Granit của Nga đã bị lộ. Vũ khí cốt lõi trong hệ thống chống tàu sân bay Mỹ của Liên Xô, là tên lửa chống hạm sử dụng động cơ xung áp đốt phụ, với tầm bắn 550 km và tốc độ bay giai đoạn cuối đạt Mach 2.5.
Vào ngày 12/8/2000, sự cố tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga xảy ra và tên lửa chống hạm hạng nặng Granit của Nga đã bị lộ. Vũ khí cốt lõi trong hệ thống chống tàu sân bay Mỹ của Liên Xô, là tên lửa chống hạm sử dụng động cơ xung áp đốt phụ, với tầm bắn 550 km và tốc độ bay giai đoạn cuối đạt Mach 2.5.
Từ đó, Nga đã không ngừng cải tiến về mặt kỹ thuật và chế tạo thành công tên lửa Zircon với trọng lượng giảm đáng kể, tốc độ bay tăng lên Mach 9, tầm bắn của nó cũng đạt tới hàng ngàn km, đủ để phóng từ một khoảng cách an toàn hơn và khiến thời gian phản ứng của các hệ thống tên lửa phòng không đối phương ngắn hơn.
Từ đó, Nga đã không ngừng cải tiến về mặt kỹ thuật và chế tạo thành công tên lửa Zircon với trọng lượng giảm đáng kể, tốc độ bay tăng lên Mach 9, tầm bắn của nó cũng đạt tới hàng ngàn km, đủ để phóng từ một khoảng cách an toàn hơn và khiến thời gian phản ứng của các hệ thống tên lửa phòng không đối phương ngắn hơn.
Vụ thử tên lửa vừa qua cho thấy, tên lửa Zircon đã được phóng bởi hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14 trên tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov, đây cũng là hệ thống phóng của tên lửa hành trình Kalibr. Điều này cho thấy, tên lửa Zircon đã được thiết kế với tính linh hoạt, đa dạng trong việc sử dụng bệ phóng.
Vụ thử tên lửa vừa qua cho thấy, tên lửa Zircon đã được phóng bởi hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14 trên tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov, đây cũng là hệ thống phóng của tên lửa hành trình Kalibr. Điều này cho thấy, tên lửa Zircon đã được thiết kế với tính linh hoạt, đa dạng trong việc sử dụng bệ phóng.
Tên lửa Zircon có thể triển khai trên tất cả các tàu chiến của Nga, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14. Điều này có nghĩa là bất kể tàu hộ vệ 22350, lớp 4.000 tấn hay là tàu khu trục tên lửa loại nhỏ có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn, sau khi lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng này, đều có thể phóng tên lửa Zircon.
Tên lửa Zircon có thể triển khai trên tất cả các tàu chiến của Nga, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14. Điều này có nghĩa là bất kể tàu hộ vệ 22350, lớp 4.000 tấn hay là tàu khu trục tên lửa loại nhỏ có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn, sau khi lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng này, đều có thể phóng tên lửa Zircon.
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov, tàu khu trục lớp Udaloy và tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar II cũng có thể triển khai tên lửa Zircon, sau khi sửa đổi thiết bị phóng. Zircon sẽ trở thành vũ khí hàng đầu, trong hệ thống vũ khí tấn công chiến thuật của hải quân Nga và sẽ giành lợi thế khi chiến đấu với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Kirov, tàu khu trục lớp Udaloy và tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar II cũng có thể triển khai tên lửa Zircon, sau khi sửa đổi thiết bị phóng. Zircon sẽ trở thành vũ khí hàng đầu, trong hệ thống vũ khí tấn công chiến thuật của hải quân Nga và sẽ giành lợi thế khi chiến đấu với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Với tốc độ bay Mach 9 của Zircon, điều đó có nghĩa là các tên lửa của hệ thống Aegis trên tàu Mỹ, bao gồm các tên lửa đánh chặn tầm trung SM-3 Block IIA, tên lửa đánh chặn tên lửa chống hạm SM-6 đều trở nên “vô dụng” khi gặp phải tên lửa Zircon.
Với tốc độ bay Mach 9 của Zircon, điều đó có nghĩa là các tên lửa của hệ thống Aegis trên tàu Mỹ, bao gồm các tên lửa đánh chặn tầm trung SM-3 Block IIA, tên lửa đánh chặn tên lửa chống hạm SM-6 đều trở nên “vô dụng” khi gặp phải tên lửa Zircon.
Truyền thông phương Tây cho rằng, đối với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, tên lửa Zircon chắc chắn sẽ là một “sát thủ siêu nhanh” khó có thể phòng thủ. Một khi tên lửa này phá vỡ hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa tầm trung và tầm xa, thì thời gian cho hệ thống phòng thủ tầm gần của đối phương không đủ để bắn một lần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông phương Tây cho rằng, đối với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, tên lửa Zircon chắc chắn sẽ là một “sát thủ siêu nhanh” khó có thể phòng thủ. Một khi tên lửa này phá vỡ hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa tầm trung và tầm xa, thì thời gian cho hệ thống phòng thủ tầm gần của đối phương không đủ để bắn một lần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nga phóng thử tên lửa chống hạm Zircon khiến Mỹ và NATO "đứng ngồi không yên".

GALLERY MỚI NHẤT