Tàu sân bay hạt nhân vũ khí giúp Mỹ "thắng thế" Liên Xô

Tàu sân bay hạt nhân vũ khí giúp Mỹ "thắng thế" Liên Xô

(Kiến Thức) - Chính sự ra đời của tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Mỹ vào năm 1961, đã tạo ra một lợi thế vô cùng to lớn giúp Washington định hình cho chiến lược đánh bại Moscow trong Chiến tranh Lạnh.

Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1958 cho tới năm 1961 thì hoàn thiện, tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ đã trở thành  tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới sau khi nó được hạ thủy thành công vào năm 1961. Nguồn ảnh: Wiki.
Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1958 cho tới năm 1961 thì hoàn thiện, tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ đã trở thành tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới sau khi nó được hạ thủy thành công vào năm 1961. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước khi USS Enterprise được hạ thủy, phía Mỹ đã dự định sẽ đóng tổng cộng 6 tàu sân bay hạt nhân loại này. Tuy nhiên con số này sau đó rút xuống chỉ còn một chiếc duy nhất đó chính là chiếc USS Enterprise. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước khi USS Enterprise được hạ thủy, phía Mỹ đã dự định sẽ đóng tổng cộng 6 tàu sân bay hạt nhân loại này. Tuy nhiên con số này sau đó rút xuống chỉ còn một chiếc duy nhất đó chính là chiếc USS Enterprise. Nguồn ảnh: Wiki.
Điều này đã khiến nó thành con tàu "độc cô cầu bại" của Hải quân Mỹ và của cả nhân loại trong suốt thời gian dài, trước khi Mỹ hạ thủy tài ngầm hạt nhân thứ hai trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Điều này đã khiến nó thành con tàu "độc cô cầu bại" của Hải quân Mỹ và của cả nhân loại trong suốt thời gian dài, trước khi Mỹ hạ thủy tài ngầm hạt nhân thứ hai trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
USS Enterprise được đặt hàng đóng mới vào năm 1957 với giá thành khoảng 451 triệu USD theo tỷ giá thời bấy giờ, tương đương 3,93 tỷ USD theo tỷ giá năm 2017. Nguồn ảnh: Flickr.
USS Enterprise được đặt hàng đóng mới vào năm 1957 với giá thành khoảng 451 triệu USD theo tỷ giá thời bấy giờ, tương đương 3,93 tỷ USD theo tỷ giá năm 2017. Nguồn ảnh: Flickr.
Bắt đầu được nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1961, tàu sân bay USS Enterprise trở thành con bài mang tính chiến lược của Mỹ, chuyên được nước này sử dụng để răn đe. Ảnh: Tàu sân bay USS Enterprise bốc cháy trong một tai nạn. Nguồn ảnh: Flickr.
Bắt đầu được nhập biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1961, tàu sân bay USS Enterprise trở thành con bài mang tính chiến lược của Mỹ, chuyên được nước này sử dụng để răn đe. Ảnh: Tàu sân bay USS Enterprise bốc cháy trong một tai nạn. Nguồn ảnh: Flickr.
Có độ giãn nước khoảng 84.000 tấn, tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise có chiều dài 342 mét, lườn rộng tối đa 78 mét và có độ mớm nước tối đa 12 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Có độ giãn nước khoảng 84.000 tấn, tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise có chiều dài 342 mét, lườn rộng tối đa 78 mét và có độ mớm nước tối đa 12 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Con tàu này được trang bị tổng cộng tới 8 lò phản ứng hạt nhân A2W kèm theo đó là 4 trục dẫn động, cung cấp 280.000 mã lực công suất, giúp nó tăng tốc tối đa lên tới 33,6 hải lý trên giờ, tương đương 62 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.
Con tàu này được trang bị tổng cộng tới 8 lò phản ứng hạt nhân A2W kèm theo đó là 4 trục dẫn động, cung cấp 280.000 mã lực công suất, giúp nó tăng tốc tối đa lên tới 33,6 hải lý trên giờ, tương đương 62 km/h. Nguồn ảnh: Flickr.
Thông thường, tàu sân bay USS Enterprise có khả năng mang theo khoảng 60 máy bay các loại. Tuy nhiên, nếu tận dụng triệt để khoảng không trên tàu, số lượng máy bay nó có thể mang theo sẽ lên tới con số 90 - nghĩa là tương đương với lớp Nimitz sau này. Nguồn ảnh: Flickr.
Thông thường, tàu sân bay USS Enterprise có khả năng mang theo khoảng 60 máy bay các loại. Tuy nhiên, nếu tận dụng triệt để khoảng không trên tàu, số lượng máy bay nó có thể mang theo sẽ lên tới con số 90 - nghĩa là tương đương với lớp Nimitz sau này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu có biên chế đầy đủ 5828 thủy thủ đoàn, sĩ quan chỉ huy và bộ phận không quân hải quân. Do đây là con tàu sân bay đầu tiên trên thế giới nên mức độ tự động hóa là cực kỳ hạn chế, đòi hỏi nhân lực lớn khi vận hành. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu có biên chế đầy đủ 5828 thủy thủ đoàn, sĩ quan chỉ huy và bộ phận không quân hải quân. Do đây là con tàu sân bay đầu tiên trên thế giới nên mức độ tự động hóa là cực kỳ hạn chế, đòi hỏi nhân lực lớn khi vận hành. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu sân bay USS Enterprise bên cạnh tàu sân bay hạt nhân duy nhất của thế giới không thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ - tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu sân bay USS Enterprise bên cạnh tàu sân bay hạt nhân duy nhất của thế giới không thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ - tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại, tàu sân bay đã được về hưu dù vẫn đang được đậu tại cảng và chưa rõ số phận nó sẽ ra sao. Tính tới năm 2013 khi chính thức được về hưu, tàu sân bay USS Enterprise đã phục vụ Hải quân Mỹ qua hai thế kỷ trong 51 năm liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại, tàu sân bay đã được về hưu dù vẫn đang được đậu tại cảng và chưa rõ số phận nó sẽ ra sao. Tính tới năm 2013 khi chính thức được về hưu, tàu sân bay USS Enterprise đã phục vụ Hải quân Mỹ qua hai thế kỷ trong 51 năm liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là vào năm 1972 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tàu sân bay USS Enterprise đã "đóng góp" không ít máy bay chiến thuật để tấn công vào Hà Nội và Hải Phòng ở miền Bắc nước ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là vào năm 1972 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, tàu sân bay USS Enterprise đã "đóng góp" không ít máy bay chiến thuật để tấn công vào Hà Nội và Hải Phòng ở miền Bắc nước ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Chuyến hành trình cuối cùng của tàu sân bay USS Enterprise về nơi an nghỉ của mình.

GALLERY MỚI NHẤT