Tàu sân bay duy nhất của Pháp kéo vào biển Đỏ tập trận

Tàu sân bay duy nhất của Pháp kéo vào biển Đỏ tập trận

(Kiến Thức) - Tàu sân bay duy nhất của Pháp chiếc FS Charles de Gaulle cùng với nhóm tàu sân bay Mỹ do USS John C. Stennis dẫn đầu đã tiến vào khu vực biển Đỏ để chuẩn bị cho một cuộc tập trận chung.

Thông tin vừa được Lầu Năm Góc xác nhận cho biết, nhóm tàu sân bay của Hải quân Pháp với  tàu sân bay Charles de Gaulle dẫn đầu cùng nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ do USS John C. Stennis dẫn đầu đã tiến vào khu vực biển Đỏ. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Thông tin vừa được Lầu Năm Góc xác nhận cho biết, nhóm tàu sân bay của Hải quân Pháp với tàu sân bay Charles de Gaulle dẫn đầu cùng nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ do USS John C. Stennis dẫn đầu đã tiến vào khu vực biển Đỏ. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Hai nhóm tàu sân bay của Hải quân hai nước sẽ tiến hành tập trận chung trong thời gian tới đây, nội dung của cuộc tập trận là các nhiệm vụ tuần tra biển và chống cướp biển. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Hai nhóm tàu sân bay của Hải quân hai nước sẽ tiến hành tập trận chung trong thời gian tới đây, nội dung của cuộc tập trận là các nhiệm vụ tuần tra biển và chống cướp biển. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Nhóm tàu sân bay Pháp bao gồm hai tàu đó là tàu sân bay Charles de Gaulle cùng với tàu Forbin thuộc lớp F70AA được thiết kế chuyên để phòng không. Nhóm tàu sân bay Mỹ gồm tàu USS John C. Stennis dẫn đầu cùng với USS Mobile Bay và khu trục hạm dẫn đường tên lửa USS McFaul. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Nhóm tàu sân bay Pháp bao gồm hai tàu đó là tàu sân bay Charles de Gaulle cùng với tàu Forbin thuộc lớp F70AA được thiết kế chuyên để phòng không. Nhóm tàu sân bay Mỹ gồm tàu USS John C. Stennis dẫn đầu cùng với USS Mobile Bay và khu trục hạm dẫn đường tên lửa USS McFaul. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Đặc biệt, cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu HDMS Niels Juel (F 363) của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Tàu HDMS Niels Juel là khinh hạm được đóng theo lớp Iver Huifeldt - lớp khinh hạm do Hải quân Hoàng gia Đan Mạch tự nghiên cứu và thiết kế độc lập. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Đặc biệt, cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu HDMS Niels Juel (F 363) của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Tàu HDMS Niels Juel là khinh hạm được đóng theo lớp Iver Huifeldt - lớp khinh hạm do Hải quân Hoàng gia Đan Mạch tự nghiên cứu và thiết kế độc lập. Nguồn ảnh: Defenceblog.
Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Pháp hiện tại và cũng là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện không mang quốc tịch Mỹ. Tàu được hạ thuỷ từ năm 1994 và bắt đầu thực hiện chuyến đi biển đầu tiên từ năm 2001. Nguồn ảnh: Forces.
Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Pháp hiện tại và cũng là tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện không mang quốc tịch Mỹ. Tàu được hạ thuỷ từ năm 1994 và bắt đầu thực hiện chuyến đi biển đầu tiên từ năm 2001. Nguồn ảnh: Forces.
Charles de Gaulle mang được tối đa 40 máy bay, lực lượng tiêm kích chính của hàng không mẫu hạm Pháp này là các máy bay Rafale M - cũng là một loại máy bay do Pháp tự thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: FranceF.
Charles de Gaulle mang được tối đa 40 máy bay, lực lượng tiêm kích chính của hàng không mẫu hạm Pháp này là các máy bay Rafale M - cũng là một loại máy bay do Pháp tự thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: FranceF.
Tàu đực trang bị hai lò phản ứng hạt nhân K15 do Areva - một tập đoàn năng lượng hạt nhân nổi tiếng của Pháp thiết kế. Mỗi động cơ K15 có công suất 150 MWt. Kèm theo đó là 2 động cơ tua-bin khí và 4 động cơ điện-diesel. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tàu đực trang bị hai lò phản ứng hạt nhân K15 do Areva - một tập đoàn năng lượng hạt nhân nổi tiếng của Pháp thiết kế. Mỗi động cơ K15 có công suất 150 MWt. Kèm theo đó là 2 động cơ tua-bin khí và 4 động cơ điện-diesel. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tốc độ tối đa mà tàu Charles de Gaulle đạt được vào khoảng 27 hải lý giờ tương đương với khoảng 50 km/h. Hiện tại, tàu sân bay Charles de Gaulle đã được thay lõi phản ứng hạt nhân một lần và còn hoạt động tốt được khoảng 20 năm nữa. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tốc độ tối đa mà tàu Charles de Gaulle đạt được vào khoảng 27 hải lý giờ tương đương với khoảng 50 km/h. Hiện tại, tàu sân bay Charles de Gaulle đã được thay lõi phản ứng hạt nhân một lần và còn hoạt động tốt được khoảng 20 năm nữa. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Biển Đỏ là khu vực hết sức phức tạp, nằm giữa Trung Đông và châu Phi. Ở phía Bắc của khu vực biển Đỏ là kênh đào Suez để các phương tiện hàng hải đi xuyên được từ Ấn Độ dương lên Địa Trung Hải. Tuy nhiên ở phía Nam của Biển Đỏ lại là vùng biển dày đặc cướp biển bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Biển Đỏ là khu vực hết sức phức tạp, nằm giữa Trung Đông và châu Phi. Ở phía Bắc của khu vực biển Đỏ là kênh đào Suez để các phương tiện hàng hải đi xuyên được từ Ấn Độ dương lên Địa Trung Hải. Tuy nhiên ở phía Nam của Biển Đỏ lại là vùng biển dày đặc cướp biển bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT