Tàu sân bay Anh vượt kênh Suez, thẳng tiến tới châu Á - Thái Bình Dương

Tàu sân bay Anh vượt kênh Suez, thẳng tiến tới châu Á - Thái Bình Dương

Truyền thông Anh cho biết, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này đã lần đầu tiên vượt kênh đào Suez, tiến thẳng tới Ấn Độ Dương, trong hải trình đi tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo các thông tin mới được truyền thông Anh đăng tải,  nhóm tác chiến tàu sân bay nước này đã vượt kênh đào Suez, thẳng tiến tới Ấn Độ Dương.
Theo các thông tin mới được truyền thông Anh đăng tải, nhóm tác chiến tàu sân bay nước này đã vượt kênh đào Suez, thẳng tiến tới Ấn Độ Dương.
Đây cũng là lần đầu tiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi qua kênh đào Suez. Hải trình từ Anh quốc tới biển Đen, qua kênh đào Suez vào Ấn Độ Dương cũng là cuộc hải trình dài nhất mà tàu sân bay này đã từng đi.
Đây cũng là lần đầu tiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi qua kênh đào Suez. Hải trình từ Anh quốc tới biển Đen, qua kênh đào Suez vào Ấn Độ Dương cũng là cuộc hải trình dài nhất mà tàu sân bay này đã từng đi.
Theo kế hoạch, đích đến của cuộc hải trình dài một vòng Trái Đất của tàu HMS Queen Elizabeth cùng nhóm tàu hộ tống, sẽ là châu Á - Thái Bình Dương.
Theo kế hoạch, đích đến của cuộc hải trình dài một vòng Trái Đất của tàu HMS Queen Elizabeth cùng nhóm tàu hộ tống, sẽ là châu Á - Thái Bình Dương.
Khi di chuyển qua kênh đào Suez, toàn bộ đội tàu hộ tống của tàu Queen Elizabeth cùng các tàu hộ tống đã dàn đội hình hàng một.
Khi di chuyển qua kênh đào Suez, toàn bộ đội tàu hộ tống của tàu Queen Elizabeth cùng các tàu hộ tống đã dàn đội hình hàng một.
Trong hình, có thể dễ dàng nhận thấy tàu USS The Sullivans lớp Arleigh Burke của Mỹ dẫn đầu đội hình tàu hộ tống, theo sau là một tàu kéo của Ai Cập, tiếp đến là tàu hậu cần RFA Fort Victoria, sau đó là một khu trục hạm Type 45 của Anh, kế đến là tàu hỗ trợ RFA Tidespring, cuối cùng là khinh hạm Type 23 của Anh.
Trong hình, có thể dễ dàng nhận thấy tàu USS The Sullivans lớp Arleigh Burke của Mỹ dẫn đầu đội hình tàu hộ tống, theo sau là một tàu kéo của Ai Cập, tiếp đến là tàu hậu cần RFA Fort Victoria, sau đó là một khu trục hạm Type 45 của Anh, kế đến là tàu hỗ trợ RFA Tidespring, cuối cùng là khinh hạm Type 23 của Anh.
Lịch trình của hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth trước đó đã được Hải quân Anh công bố. Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay này sẽ tiến thẳng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và tiến hành tuần tra trên biển Đông.
Lịch trình của hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth trước đó đã được Hải quân Anh công bố. Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay này sẽ tiến thẳng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và tiến hành tuần tra trên biển Đông.
Đây là lần đầu tiên kể từ 60 năm qua, một tàu sân bay của Anh tiến hành tuần tra ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Đây là lần đầu tiên kể từ 60 năm qua, một tàu sân bay của Anh tiến hành tuần tra ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Trước đó kể từ năm 1967, sau khi nền kinh tế Anh có dấu hiệu đi vào khủng hoảng, đảo quốc này đã quyết định "bỏ ngỏ" khu vực biển châu Á - Thái Bình Dương, như một cách rút gọn lực lượng hải quân.
Trước đó kể từ năm 1967, sau khi nền kinh tế Anh có dấu hiệu đi vào khủng hoảng, đảo quốc này đã quyết định "bỏ ngỏ" khu vực biển châu Á - Thái Bình Dương, như một cách rút gọn lực lượng hải quân.
Ngay sau đó, căn cứ quân sự lớn bậc nhất của Anh ở nước ngoài, đặt tại Singapore cũng đã được trao trả. Tới thời điểm này, mối quan tâm của London chỉ còn tập trung vào khu vực Đại Tây Dương và châu Âu.
Ngay sau đó, căn cứ quân sự lớn bậc nhất của Anh ở nước ngoài, đặt tại Singapore cũng đã được trao trả. Tới thời điểm này, mối quan tâm của London chỉ còn tập trung vào khu vực Đại Tây Dương và châu Âu.
Việc đóng một tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, được coi là một cột mốc, trong quá trình nâng tầm ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, vốn đã bị người Anh bỏ ngỏ từ lâu.
Việc đóng một tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, được coi là một cột mốc, trong quá trình nâng tầm ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, vốn đã bị người Anh bỏ ngỏ từ lâu.
HMS Queen Elizabeth được coi là tàu chiến đắt nhất trong lịch sử Anh, khi nó tốn tổng cộng 6,2 tỷ Bảng, tương đương với khoảng 8,8 tỷ USD cho chi phí nghiên cứu phát triển và đóng mới.
HMS Queen Elizabeth được coi là tàu chiến đắt nhất trong lịch sử Anh, khi nó tốn tổng cộng 6,2 tỷ Bảng, tương đương với khoảng 8,8 tỷ USD cho chi phí nghiên cứu phát triển và đóng mới.
Thiết kế của tàu sân bay này bao gồm hai thượng tầng chỉ huy, trong đó một thượng tầng sẽ đảm nhận nhiệm vụ hàng hải, thượng tầng còn lại sẽ làm nhiệm vụ chỉ huy hàng không.
Thiết kế của tàu sân bay này bao gồm hai thượng tầng chỉ huy, trong đó một thượng tầng sẽ đảm nhận nhiệm vụ hàng hải, thượng tầng còn lại sẽ làm nhiệm vụ chỉ huy hàng không.
Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 1600 người, trong đó bao gồm khoảng 200 lính thủy quân lục chiến Mỹ.
Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 1600 người, trong đó bao gồm khoảng 200 lính thủy quân lục chiến Mỹ.
Vũ khí chính của tàu HMS Queen Elizabeth ở thời điểm hiện tại bao gồm 18 máy bay chiến đấu F-35B, trong đó Không quân Hải quân Hoàng gia Anh vận hành 8 chiếc, Không quân Hải quân Mỹ vận hành 10 chiếc. Nguồn ảnh: Dailymail.
Vũ khí chính của tàu HMS Queen Elizabeth ở thời điểm hiện tại bao gồm 18 máy bay chiến đấu F-35B, trong đó Không quân Hải quân Hoàng gia Anh vận hành 8 chiếc, Không quân Hải quân Mỹ vận hành 10 chiếc. Nguồn ảnh: Dailymail.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được trang bị với những tiêm kích F-35B hiện đại và đắt đỏ nhất thế giới. Nguồn: Military.

GALLERY MỚI NHẤT