Theo lẽ thường trong quân sự, một loại vũ khí nếu được bắt đầu chế tạo từ cách thời điểm biên chế vài chục năm thì có thể được coi là không hợp thời, lạc hậu. Tuy nhiên, trường hợp tàu ngầm hạt nhân tấn công K-560 Severodvinsk lại khác.
Sau hơn 10 năm trì hoãn, cuối cùng chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên thuộc Project 885 Yasen mang tên K-560 Severodvinsk đã chính thức được đưa vào trong biên chế Hải quân Nga. Các kênh truyền thông Nga hôm 18/6 đều đưa tin về sự kiện trên và xem đây là dấu mốc cho sự trở lại của nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Thông tin về việc Nga đưa vào trang bị K-560 Severodvinsk là một tin không hề dễ chịu với các quốc gia phương tây khi mối đe dọa từ lực lượng tàu ngầm ngày càng được gia tăng. Mà điển hình là Mỹ - quốc gia luôn xem Nga là mối đe dọa của mình, bất chấp nước này sở hữu lực lượng tàu ngầm hạt nhân mạnh và hiện đại hơn nhền lần nếu so với lực lượng tàu ngầm đã lỗi thời của Nga.
Hình ảnh trong buổi lễ thượng cờ chính thức cho tàu ngầm K-560 Severodvinsk hôm 17/6. |
Mặc dù hiện nay Nga vẫn sở hữu một số lượng lớn các tàu ngầm hạt nhân tấn công, tuy nhiên các tàu ngầm trên đều sử dụng các công nghệ lạc hậu, cũng như đòi hỏi chí phí vận hành bảo dưỡng tốn kém hơn nhiều so với các nước Phương Tây. Nhưng các tàu ngầm thuộc lớp Yasen lại là một ngoại lệ hoàn toàn khác.
Không phải đơn thuần mà Nga chấp nhận tiếp tục chương trình phát triển các tàu ngầm thuộc lớp Yasen, mặc dù trong tình hình nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ hết sức khó khăn.
Chương trình Yasen được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi sự gia tăng cách biệt về sức mạnh hải quân giữa Nga và Mỹ ngày càng lớn. Các tướng lĩnh Liên Xô lúc đó muốn sở hữu một loại tàu ngầm tấn công tiên tiến có đủ mạnh, để có thể tiêu diệt được các biên đội tàu sân bay lẫn các loại tàu chiến khác của Hải quân Mỹ. Và cũng như đủ khả năng răn đe hạt nhân đến bất kỳ khu vực nào trong lãnh thổ nước Mỹ.
Tàu ngầm K-560 Severodvinsk được đánh giá là mối đe dọa thực sự trên biển đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới. |
Chính vì vậy mà Hải quân Liên Xô cần phải được trang bị loại tàu ngầm có tốc độ nhanh hơn, hoạt động với độ ồn thấp hơn và được trang bị các loại vũ khí hiện đại hơn nhiều so với các lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula và Sierra.
Nga bắt đầu khởi động trở lại việc chế tạo Severodvinsk vào năm 1993. Nhưng tình hình tài chính khó khăn khiến Moscow buộc phải tiếp tục trì hoãn chương trình trên một lần nữa. Sau nhiều khó khăn cuối cùng tàu ngầm hạt nhân K-560 Severodvinsk cũng được hoàn thành vào chính thức được thử nghiệm trên biển vào năm 2011.
So với các tàu ngầm hạt nhân khác của Nga, K-560 Severodvinsk được trang bị hệ thống sonar mạnh hơn và sở hữu một kho vũ khí ấn tượng. Theo đó, ngoài các ngư lôi 533mm tiêu chuẩn, K-560 Severodvinsk còn có khả năng mang theo các tên lửa hành trình chống hạm Kalibr (phiên bản xuất khẩu là Klub) và Oniks ( hay còn được gọi là Yakhont ) cùng với các tên lửa hành trình tấn công mặt đất khác.
Tàu ngầm K-560 Severodvinsk trong quá trình thử nghiệm trên biển. |
Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen có thể được xem như là lớp tàu ngầm nguy với nhất hiện nay trên thế giới và đủ sức đánh bại mọi đối thủ trên biển kể cả biên đội tàu sân bay. Tuy nhiên cái giá cho K-560 Severodvinsk lại không hề thấp khi ước tính Nga đã bỏ ra chi phí ít nhất từ 1-3 tỷ USD cho mỗi chiếc tàu ngầm thuộc lớp Yasen.
Những năm 1990, người Nga từng muốn xây dựng ít nhất 30 tàu ngầm thuộc lớp này, nhưng con số trên chỉ hiện nay chỉ còn 9 chiếc (bao gồm cả tàu ngầm K-560 Severodvinsk và hai chiếc khác đã được Hải quân Nga đặt hàng là Kazan và Novosibirsk) Nhưng như vậy cũng là đã quá nhiều cho đối với bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào của nước Nga trong tương lai.