Tàu chở dầu bị tấn công: Mỹ “chỉ điểm” thủ phạm?

(Kiến Thức) - Mỹ tố Iran thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6, tuy nhiên, phía Tehran thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này của Washington.

Theo BBC, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây tố Iran đã thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ông cho biết, Washington đưa ra cáo buộc này dựa trên thông tin tình báo, đánh giá về loại vũ khí đã được sử dụng trong vụ tấn công.
"Chúng tôi cho rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman vừa qua. Khẳng định này dựa trên thông tin tình báo, loại vũ khí được sử dụng, trình độ thực hiện vụ tấn công công, các vụ tấn công nhằm vào các tàu gần đây do Iran thực hiện và thực tế là không có nhóm lực lượng ủy nhiệm nào đang hoạt động trong khu vực có đủ nguồn lực và sự thành thạo để hành động với độ tinh vi cao như vậy", Ngoại trưởng Pompeo nói nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Tau cho dau bi tan cong: My “chi diem” thu pham?
Tàu chở dầu bốc cháy trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ảnh: Reuters. 
"Đây chỉ là vụ tấn công mới nhất do Iran và các đại diện của họ thực hiện chống lại các lợi ích của Mỹ và đồng minh. Nhìn chung, các vụ tấn công này chưa phải là mối đe dọa rõ ràng đối với hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng vụ tấn công trắng trợn nhằm vào tự do hàng hải và chiến dịch leo thang do Iran thực hiện là không thể chấp nhận được", vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói tiếp.
Về phần Mỹ, Iran đã bác bỏ cáo buộc của Washington.
"Iran phủ nhận mọi cáo buộc vô căn cứ của Mỹ liên quan đến sự cố tàu chở dầu bị tấn công ngày 13/6", trích tuyên bố của phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc.
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Iran đưa tin, một đơn vị Hải quân Iran ở tỉnh Hormozgan giải cứu 44 thủy thủ từ hai tàu chở dầu Front Altair của Quần đảo Marshall và Kokuka Courageous mang cờ Panama khi chúng đang bốc cháy dữ dội trên Vịnh Oman sáng 13/6.
Hai tàu chở dầu trên được cho là bị tấn công bằng ngư lôi hoặc mìn từ tính, trong đó tàu Front Altair đã chìm ngay sau khi bị tấn công.

Mời độc giả xem video: Tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman (Nguồn: RT)

Con tàu đầu tiên bị tấn công là tàu chở dầu thô Front Altair gắn cờ của Quần đảo Marshall với 23 thành viên thuỷ thủ đoàn trên tàu. Nhiều nguồn tin khẳng đinh Front Altair bị tấn công bằng ngư lôi ở ngoài khơi khu vực Fujairah của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) khi đang chở 75.000 tấn naphtha tới Singapore.
Con tàu thứ 2 Kokuka Courageous gắn cờ Panama bị tấn công khi đang trên đường vận chuyển methanol từ Ả-rập Xê-út đi Singapore.
Vụ tấn công trên xảy ra chỉ một tháng sau khi 4 tàu, gồm 2 tàu chở dầu của Saudi Arabia bị phá hoại mà theo những gì Mỹ tuyên bố là cuộc tấn công bằng thủy lôi của Iran. Tuy nhiên, Tehran đã phủ nhận cáo buộc.

Tàu chở dầu Nga cấp nhiên liệu cho Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt

Các tàu chở dầu của Nga mang nhiên liệu cho Triều Tiên những tháng gần đây được coi là hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.

Việc tàu chở dầu Nga chuyển dầu cho Triều Tiên vào tháng 10 và tháng 11 cho thấy hoạt động buôn lậu từ Nga sang Triều Tiên đã chuyển sang hình thức giao hàng trên biển. Hồi tháng 9, tin tức Reuters cho hay tàu Triều Tiên trực tiếp đến Nga và mang nhiên liệu về nước.

Trung Quốc: Tàu chở dầu va chạm, 32 người mất tích

Theo truyền thông Trung Quốc, hoạt động tìm kiếm cứu hộ đang được tiến hành sau khi 32 người bị mất tích trong vụ va chạm giữa 2 tàu ở ngoài khơi nước này.

Tân Hoa Xã trích báo cáo của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cho biết vụ va chạm giữa tàu chở dầu Panama "SANCHI" và tàu chở hàng "CF CRYSTAL" của Hong Kong xảy ra vào khoảng 20h ngày 6/1 ở phía đông cửa sông Dương Tử.
Tàu chở dầu Panama bốc cháy sau vụ tai nạn. Ảnh: CGTN.
 Tàu chở dầu Panama bốc cháy sau vụ tai nạn. Ảnh: CGTN.

Nga đang tìm cách “lấn sân” Mỹ ở Trung Đông?

Việc Nga cải thiện quan hệ với các nước vùng Vịnh cho thấy chiến lược “khôn khéo” của Điện Kremlin nâng ảnh hưởng với các đồng minh Mỹ ở Trung Đông.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay (3/3) bắt đầu chuyến công du một loạt quốc gia Arab vùng Vịnh, trong đó có Qatar, Saudi Arabia, Kuwait và các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh vai trò của Nga tại khu vực Trung Đông đang ngày càng được củng cố, thách thức mọi tham vọng của các đời chính quyền Mỹ biến khu vực này thành “sân nhà”.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.