Tàu chiến Philippines sắp nhận thua xa...tàu 500 tấn Việt Nam

Tàu chiến Philippines sắp nhận thua xa...tàu 500 tấn Việt Nam

(Kiến Thức) - Tàu chiến mà Mỹ sắp cung cấp cho Hải quân Philippines thuộc hàng lớn nhất khu vực nhưng hỏa lực thì kém cả tàu chiến 500 tấn của Việt Nam.
 

Theo truyền thông Mỹ - Phil, trong năm nay phía Mỹ sẽ bàn giao tàu chiến cỡ lớn mới cho  Hải quân Philippines. Hôm 16/3/2016, tàu USCGC Boutwell đã chính thức được cho nghỉ hưu sau 47 năm phục vụ tích cực tại căn cứ hải quân San Diego, bang California. sau khi trải qua quá trình tân trang, đại tu, con tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Philippines theo điều luật EDA.
Theo truyền thông Mỹ - Phil, trong năm nay phía Mỹ sẽ bàn giao tàu chiến cỡ lớn mới cho Hải quân Philippines. Hôm 16/3/2016, tàu USCGC Boutwell đã chính thức được cho nghỉ hưu sau 47 năm phục vụ tích cực tại căn cứ hải quân San Diego, bang California. sau khi trải qua quá trình tân trang, đại tu, con tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Philippines theo điều luật EDA.
Đáng thất vọng là chiếc tàu chiến mà Mỹ sắp cung cấp Hải quân Philippines lần này tiếp tục là là một trong số các tàu tuần duyên bảo vệ bờ biển thuộc lớp Hamilton mà Philippines đã nhận được hai chiếc trước đó. Chúng được coi là tàu chiến lớn nhất Hải quân Philippines, hàng đầu khu vực nhưng sức mạnh chiến đấu không bằng tàu chiến cỡ 500 tấn của Việt Nam như TT400TP, Molniya 12418, 1241RE….
Đáng thất vọng là chiếc tàu chiến mà Mỹ sắp cung cấp Hải quân Philippines lần này tiếp tục là là một trong số các tàu tuần duyên bảo vệ bờ biển thuộc lớp Hamilton mà Philippines đã nhận được hai chiếc trước đó. Chúng được coi là tàu chiến lớn nhất Hải quân Philippines, hàng đầu khu vực nhưng sức mạnh chiến đấu không bằng tàu chiến cỡ 500 tấn của Việt Nam như TT400TP, Molniya 12418, 1241RE….
USCGC Boutwell thuộc lớp tàu tuần duyên tầm xa Hamilton được khởi đóng năm 1967, hạ thủy cùng năm và biên chế cho Cảnh sát biển Mỹ năm 1968.
USCGC Boutwell thuộc lớp tàu tuần duyên tầm xa Hamilton được khởi đóng năm 1967, hạ thủy cùng năm và biên chế cho Cảnh sát biển Mỹ năm 1968.
Hiện chưa rõ chiếc Boutwell sẽ được mang tên gì khi tới với Hải quân Philippines, hai chiếc trước đó gồm USCGC Hamilton và Dallas được Philippines đặt lại là BRP Gregorio del Pilar (PF-15) và BRP Ramon Alcaraz (PF-16).
Hiện chưa rõ chiếc Boutwell sẽ được mang tên gì khi tới với Hải quân Philippines, hai chiếc trước đó gồm USCGC Hamilton và Dallas được Philippines đặt lại là BRP Gregorio del Pilar (PF-15) và BRP Ramon Alcaraz (PF-16).
Chúng được định danh tên lớp là Gregorio del Pilar có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, mớn nước 2,67m. Với kích cỡ này, lớp Gregorio del Pilar được đánh giá là thuộc hàng tàu chiến lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Chúng được định danh tên lớp là Gregorio del Pilar có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, mớn nước 2,67m. Với kích cỡ này, lớp Gregorio del Pilar được đánh giá là thuộc hàng tàu chiến lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên vì vốn mang thiết kế tàu tuần duyên bảo vệ bờ biển nên các tàu này dù rất lớn nhưng sức mạnh thì không tương xứng với kích thước. Chúng chỉ có các hỏa lực pháo và súng máy tầm gần, không có tên lửa hay ngư lôi để đảm nhiệm vai trò chiến đấu, hộ tống. Rất nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi lớn việc mua sắm tàu chiến của Philippines, cùng số tiền bỏ ra mua lớp tàu tuần duyên này, Philippines hoàn toàn có thể mua các tàu chiến tên lửa nhỏ trên thế giới.
Tuy nhiên vì vốn mang thiết kế tàu tuần duyên bảo vệ bờ biển nên các tàu này dù rất lớn nhưng sức mạnh thì không tương xứng với kích thước. Chúng chỉ có các hỏa lực pháo và súng máy tầm gần, không có tên lửa hay ngư lôi để đảm nhiệm vai trò chiến đấu, hộ tống. Rất nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi lớn việc mua sắm tàu chiến của Philippines, cùng số tiền bỏ ra mua lớp tàu tuần duyên này, Philippines hoàn toàn có thể mua các tàu chiến tên lửa nhỏ trên thế giới.
Hỏa lực mạnh nhất trên tàu chiến lớn nhất Philippines chỉ là một khẩu pháo OTO Melara 76mm Mk 75 kiểu cũ đạt tầm bắn khoảng 16km, hiệu quả trong tầm 8km và hiệu quả tầm 4km với mục tiêu trên không ở góc bắn 85 độ.
Hỏa lực mạnh nhất trên tàu chiến lớn nhất Philippines chỉ là một khẩu pháo OTO Melara 76mm Mk 75 kiểu cũ đạt tầm bắn khoảng 16km, hiệu quả trong tầm 8km và hiệu quả tầm 4km với mục tiêu trên không ở góc bắn 85 độ.
Hỏa lực phụ chỉ gồm toàn pháo hạng nhẹ và súng máy. Trong đó chiếc PF-16 trang bị pháo tự động Mk. 38 Mod.2 cỡ 25mm trong khi PF-15 trang bị khẩu pháo tự động Mk.38 Mod.1 25mm.
Hỏa lực phụ chỉ gồm toàn pháo hạng nhẹ và súng máy. Trong đó chiếc PF-16 trang bị pháo tự động Mk. 38 Mod.2 cỡ 25mm trong khi PF-15 trang bị khẩu pháo tự động Mk.38 Mod.1 25mm.
Ngoài ra, chiếc PF-15 còn có một khẩu pháo Mk.16 Oerlikon 20mm. Cả hai tàu đều có tới 6 đại liên 12,7mm M2HB.
Ngoài ra, chiếc PF-15 còn có một khẩu pháo Mk.16 Oerlikon 20mm. Cả hai tàu đều có tới 6 đại liên 12,7mm M2HB.
Philippines từng đưa ra nhiều tuyên bố hiện đại hóa các tàu này với tên lửa Harpoon, tên lửa phòng không, ngư lôi nhưng đó vẫn chỉ là lời nói, chưa có một hành động nào cụ thể.
Philippines từng đưa ra nhiều tuyên bố hiện đại hóa các tàu này với tên lửa Harpoon, tên lửa phòng không, ngư lôi nhưng đó vẫn chỉ là lời nói, chưa có một hành động nào cụ thể.
Các tàu lớp Gregorio del Pilar trang bị hai máy đẩy diesel tổng công suất 7.000 mã lực và hai máy tuốc bin khí tổng công suất 18.2000 mã lực cho con tàu di chuyển với tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 25.900km, dự trữ hành trình 45 ngày.
Các tàu lớp Gregorio del Pilar trang bị hai máy đẩy diesel tổng công suất 7.000 mã lực và hai máy tuốc bin khí tổng công suất 18.2000 mã lực cho con tàu di chuyển với tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 25.900km, dự trữ hành trình 45 ngày.
Hỏa lực trên các tàu chiến lớn nhất Philippines được cho là thua cả chiến hạm cổ nhất nước này - chiếc BRP Rajah Humabon (PF-11) được chế tạo tại Mỹ từ năm 1943, chuyển giao cho Philippines năm 1975. Hỏa lực của con tàu này có ba ụ pháo 76mm, 3 ụ pháo 40mm, 4 ụ pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm.
Hỏa lực trên các tàu chiến lớn nhất Philippines được cho là thua cả chiến hạm cổ nhất nước này - chiếc BRP Rajah Humabon (PF-11) được chế tạo tại Mỹ từ năm 1943, chuyển giao cho Philippines năm 1975. Hỏa lực của con tàu này có ba ụ pháo 76mm, 3 ụ pháo 40mm, 4 ụ pháo 20mm và 4 đại liên 12,7mm.

GALLERY MỚI NHẤT