Tàu chiến LCS cực mạnh của Malaysia sẽ phục vụ từ 2018

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu ven biển tối tân LCS của Malaysia được vũ trang cực mạnh với đầy đủ hệ thống vũ khí tác chiến đối không, mặt nước và dưới mặt nước.

Tàu chiến LCS cực mạnh của Malaysia sẽ phục vụ từ 2018
“Tàu chiến đấu ven biển (LCS) của Malaysia sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2018 và sẽ là vũ khí chính của Hải quân Hoàng gia trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đạo”, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein nói.
Ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, 6 chiếc LCS sẽ được dùng cho việc tuần tra vùng biển của Malaysia đặc biệt là vùng biển có nhiều hoạt động kinh tế. Bộ Quốc phòng Malaysia sẽ mua các tàu chiến này từ quốc gia có quan hệ gần gũi với Malaysia trong ngành công nghiệp quốc phòng.
“Việc mua các vũ khí theo cách này sẽ giúp giảm chi phí cũng như nhanh hơn so với việc để ngành công nghiệp quốc phòng trong nước tự thiết kế”, ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho hay trong chuyến thăm của báo chí tới các tàu tuần tra duyên hải KD Kelantan và KD Laksamana Tun Abdul Jamil của Malaysia.
Malaysia đang đặt hàng Tập đoàn đóng tàu DCNS Pháp đóng mới 6 tàu chiến đấu ven biển LCS với tổng trị giá hợp đồng tới 2,8 tỷ USD. LCS Malaysia được thiết kế trên tàu hộ vệ lớp Gowind, dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử hàng hải hết sức hiện đại như hệ thống quản lý chiến đấu SETIS, hệ thống radar mạng pha SMART-S Mk2 có khả năng "bắt sống" máy bay tàng hình; hệ thống ngắm quang điện/radar TMEO Mk2 - TMX/EO và hệ thống trinh sát hống tàu ngầm.
Về vũ khí, LCS Malaysia trang bị hệ thống phóng đứng chứa tên lửa đối không VL MICA, 8 tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block III, pháo hải quân 57mm và ngư lôi 324mm.
Ông Hishammuddin nói rằng, LCS là một biện pháp ngắn hạn nhằm đạt mục tiêu tự lực cánh sinh trong việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Những bước tiến lớn như LCS bằng cách sử dụng những công ty nội địa để sản xuất sẽ là mô hình để Malaysia mua những vũ khí khác.
Cũng theo ông, Malaysia đang cố gắng để mua những vũ khí quan trọng như tàu đổ bộ chiến đấu, máy bay chiến đấu và xe tăng.
Trong khi đó, ông Hishammuddin cũng cho biết Bộ Quốc phòng Malaysia đang lên kế hoạch tăng cường khả năng quốc phòng với những cơ quan khác bao gồm xây dựng lực lượng vận hành biển và căn cứ hải quân ở Bintulu, Sarawak.
Ông này cũng tiết lộ, Bộ Quốc phòng Malaysia đang cố gắng nâng ngân sách quốc phòng cho năm 2014 để mua vũ khí mới cũng như nâng cấp những vũ khí sẵn có.

Tại sao Hải quân Malaysia rất đáng gờm trong khu vực?

Tại sao Hải quân Malaysia rất đáng gờm trong khu vực?
Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.
Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao) biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.

Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.
Khinh hạm lớp Lekiu nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài 106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.

Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.
Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.

Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.
Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.

Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.
Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi (số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.

Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.
Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.

Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.
Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo (tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.

Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.
Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.

Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.
Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ USD.

Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.
Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39 Exocet.

Sức mạnh chiến hạm “khủng” của Mỹ vừa tới ĐNA

Sức mạnh chiến hạm “khủng” của Mỹ vừa tới ĐNA
AFP đưa tin, tàu chiến USS Freedom (LCS-1) của Mỹ làm nhiệm vụ chiến đấu tại các khu vực ven biển đã cập cảng Singapore trong khuôn khổ kế hoạch triển khai quân tại Đông Nam Á. Động thái này cho thấy rõ chiến lược chuyển trọng tâm vào châu Á của Tổng thống Barack Obama.

Tàu chiến LCS: “mối đe dọa chết người” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu duyên hải (LCS) của Mỹ được cho là mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm với vùng bờ biển của Trung Quốc.

Tàu chiến LCS: “mối đe dọa chết người” với Trung Quốc

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.