Tất tần tật về cuộc tập trận Zapad náo động cả châu Âu

Tất tần tật về cuộc tập trận Zapad náo động cả châu Âu

(Kiến Thức) - Theo như những gì châu Âu mô tả thì cuộc tập trận Zapad-2017 giữa Nga và Belarus là một tiền lệ chưa từng có và mang tính chất thù địch.

Cuộc tập trận chiến lược giữa Nga và Belarus mang tên  Zapad-2017 (Phương tây - 2017) đã chính thức được khởi động từ hôm qua, 14/9/2017. Với một loạt các hoạt động quân sự quy mô nhất từ trước tới nay diễn ra trên lãnh thổ của cả Belarus và Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cuộc tập trận chiến lược giữa Nga và Belarus mang tên Zapad-2017 (Phương tây - 2017) đã chính thức được khởi động từ hôm qua, 14/9/2017. Với một loạt các hoạt động quân sự quy mô nhất từ trước tới nay diễn ra trên lãnh thổ của cả Belarus và Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cuộc tập trận chung Zapad thường niên được Nga và Belarus tổ chức định kỳ mỗi hai năm một lần, ngoài cái tên quen thuộc là Zapad, nó còn có một cái tên khác là Union Shield, tạm dịch là "Liên hiệp Lá chắn". Nguồn ảnh: Baltic.
Cuộc tập trận chung Zapad thường niên được Nga và Belarus tổ chức định kỳ mỗi hai năm một lần, ngoài cái tên quen thuộc là Zapad, nó còn có một cái tên khác là Union Shield, tạm dịch là "Liên hiệp Lá chắn". Nguồn ảnh: Baltic.
Tham gia cuộc tập trận năm nay, Nga và Belarus huy động tổng cộng 12.700 binh lính và sĩ quan, trong đó có 7.200 binh lính, sĩ quan tới từ Belarus và khoảng 5.500 binh lính, sĩ quan đến từ Nga. Nguồn ảnh: Bangkok.
Tham gia cuộc tập trận năm nay, Nga và Belarus huy động tổng cộng 12.700 binh lính và sĩ quan, trong đó có 7.200 binh lính, sĩ quan tới từ Belarus và khoảng 5.500 binh lính, sĩ quan đến từ Nga. Nguồn ảnh: Bangkok.
Trong số 12.700 quân tham gia Zapad-2017, có khoảng 3000 quân sẽ tham gia các hoạt động tập trận trên lãnh thổ của Belarus. Hỗ trợ cho quân số đông đảo này tham gia tập trận là 70 chiến đấu cơ, máy bay vận tải và trực thăng vũ trang, 680 thiết bị quân sự hạng nặng gồm 250 xe tăng, 200 hệ thống pháo, pháo phản lực và pháo cối, cùng 10 tàu chiến. Nguồn ảnh: Euromai.
Trong số 12.700 quân tham gia Zapad-2017, có khoảng 3000 quân sẽ tham gia các hoạt động tập trận trên lãnh thổ của Belarus. Hỗ trợ cho quân số đông đảo này tham gia tập trận là 70 chiến đấu cơ, máy bay vận tải và trực thăng vũ trang, 680 thiết bị quân sự hạng nặng gồm 250 xe tăng, 200 hệ thống pháo, pháo phản lực và pháo cối, cùng 10 tàu chiến. Nguồn ảnh: Euromai.
Các khu vực sẽ diễn ra Zapad-2017 sẽ bao gồm các vùng Kaliningrad, Leningrad và Pskov của Nga và toàn bộ tuyến biên giới của Belarus tiếp giáp với Ba Lan, Latvia và Lithuania. Nguồn ảnh: Sputnik.
Các khu vực sẽ diễn ra Zapad-2017 sẽ bao gồm các vùng Kaliningrad, Leningrad và Pskov của Nga và toàn bộ tuyến biên giới của Belarus tiếp giáp với Ba Lan, Latvia và Lithuania. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong suốt nhiều ngày qua NATO liên tục cảnh báo Moscow về Zapad-2017 và tuyên bố đây là hành động gây đe dọa và ảnh hưởng đến sự ổn định chung của châu Âu. Họ cũng cho rằng quân số thực sự tham gia Zapad-2017 có thể lên đến hơn 100.000 quân thay vì con số chỉ vỏn vẹn gần 13.000 quân như Nga và Belarus tuyên bố, phía Moscow ngay lập tức lên tiếng phủ nhận các nhận định vô căn cứ này. Nguồn ảnh: Kyiv.
Trong suốt nhiều ngày qua NATO liên tục cảnh báo Moscow về Zapad-2017 và tuyên bố đây là hành động gây đe dọa và ảnh hưởng đến sự ổn định chung của châu Âu. Họ cũng cho rằng quân số thực sự tham gia Zapad-2017 có thể lên đến hơn 100.000 quân thay vì con số chỉ vỏn vẹn gần 13.000 quân như Nga và Belarus tuyên bố, phía Moscow ngay lập tức lên tiếng phủ nhận các nhận định vô căn cứ này. Nguồn ảnh: Kyiv.
Theo kịch bản chính của cuộc tập trận lần này, các nhóm khủng bố được trang bị vũ trang hạng nặng đã xâm nhập vào khu vực biên giới giữa Belarus và vùng Kaliningrad của Nga, dựng căn cứ, thực hiện các hành vi khủng bố gây rối loạn sự ổn định của Liên Bang. Nguồn ảnh: Euromai.
Theo kịch bản chính của cuộc tập trận lần này, các nhóm khủng bố được trang bị vũ trang hạng nặng đã xâm nhập vào khu vực biên giới giữa Belarus và vùng Kaliningrad của Nga, dựng căn cứ, thực hiện các hành vi khủng bố gây rối loạn sự ổn định của Liên Bang. Nguồn ảnh: Euromai.
Các nhóm vũ trang khủng bố theo kịch bản còn nhận được hỗ trợ từ nước ngoài bằng đường không và đường biển. Kịch bản này đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa nhiều binh chủng hợp thành đến từ cả Nga và Belarus để có thể ngăn chặn tình hình leo thang và duy trì tình hình an ninh ổn định trong khu vực. Nguồn ảnh: DW.
Các nhóm vũ trang khủng bố theo kịch bản còn nhận được hỗ trợ từ nước ngoài bằng đường không và đường biển. Kịch bản này đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa nhiều binh chủng hợp thành đến từ cả Nga và Belarus để có thể ngăn chặn tình hình leo thang và duy trì tình hình an ninh ổn định trong khu vực. Nguồn ảnh: DW.
Phía Belarus cũng nhấn mạnh, kịch bản của họ đưa ra là giả tưởng, không nhắm tới bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Nguồn ảnh: Chatha.
Phía Belarus cũng nhấn mạnh, kịch bản của họ đưa ra là giả tưởng, không nhắm tới bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Nguồn ảnh: Chatha.
Cuộc tập trận Zapad đầu tiên được tổ chức vào ngày 8-29/9/2009. Về cơ bản cac cuộc tập trận Zapad đã giúp Nga và Belarus xây dựng được một khái niệm phòng thủ chung trong bối cảnh tình hình an ninh ở châu Âu đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Belsat.
Cuộc tập trận Zapad đầu tiên được tổ chức vào ngày 8-29/9/2009. Về cơ bản cac cuộc tập trận Zapad đã giúp Nga và Belarus xây dựng được một khái niệm phòng thủ chung trong bối cảnh tình hình an ninh ở châu Âu đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Belsat.
Phản ứng lại cuộc tập trận quy mô lớn này giữa Nga và Belarus, phía NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tập trận liên tiếp với quy mô nhỏ hơn ở Ba Lan và Ukraine trong thời gian gần đây. Họ cũng cho rằng, Zapad sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh chung của các nước trong khu vực biển Baltic và Ba Lan. Nguồn ảnh: Conflict.
Phản ứng lại cuộc tập trận quy mô lớn này giữa Nga và Belarus, phía NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tập trận liên tiếp với quy mô nhỏ hơn ở Ba Lan và Ukraine trong thời gian gần đây. Họ cũng cho rằng, Zapad sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh chung của các nước trong khu vực biển Baltic và Ba Lan. Nguồn ảnh: Conflict.

GALLERY MỚI NHẤT