Tập đoàn Hà Đô bị tố tranh chấp 2 nhà trẻ đang gặp áp lực nợ vay như thế nào?

(Vietnamdaily) - Nợ vay tài chính của Hà Đô tại ngày 31/3 ở mức cao với 6.060 tỷ đồng, tương đương 43% tổng tài sản trong đó chủ yếu là nợ dài hạn. 
 

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TPHCM tiến hành kiểm tra việc chủ đầu tư là CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) - chi nhánh miền Nam liên quan đến phản ánh của đại diện cư dân chung cư.

Trước đó, Ban quản trị chung cư Hà Đô đã có văn bản gửi tới Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM, UBND TPHCM đề nghị thanh tra việc chủ đầu tư là Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam không bàn giao 2 nhà trẻ và bàn giao thiếu tiền lãi quỹ bảo trì chung cư.

Theo Ban quản trị chung cư Hà Đô, Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam cố tình không bàn giao 2 nhà trẻ thuộc sở hữu chung của nhà chung cư.

Kể từ khi thành lập vào tháng 8/2018 đến nay Ban quản trị nhà chung cư đã nhiều lần yêu cầu Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam ban giao 2 nhà trẻ cho cư dân quản lý nhưng chủ đầu tư không bàn giao và cũng không đưa ra được bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào chứng minh thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

Trả lời về việc này, Tập đoàn Hà Đô chi nhánh miền Nam nói rằng, đã chuyển trả tiền lãi quỹ bảo trì chung cư tòa nhà đúng theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Chủ đầu tư đã chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả tiền lãi đúng quy định sang tài khoản của Ban quản trị chung cư.

Ngoài chung cư Hà Đô Nguyễn Văn Công, Tập đoàn Hà Đô sở hữu hàng loạt dự án có tiếng như Hado Villas – Quận 10, Hado Park View, Chung cư Z751 – Gò Vấp, Khu nhà liền kề Z751B – Gò Vấp, Khu nhà ở 183 Hoàng Văn Thái, Chung cư Hoàng Sâm, Dự án Hà Đô Centrosa Garden…

Tap doan Ha Do bi to tranh chap 2 nha tre dang gap ap luc no vay nhu the nao?
 Phối cảnh dự án Hà Đô Centrosa Garden.

Hà Đô làm ăn như thế nào?

Trong quý 1 vừa rồi, doanh thu thuần của Hà Đô đạt 1.082 tỷ đồng, tăng đến 20% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 68%, đạt 734 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Doanh thu từ thủy điện và điện mặt trời đạt 171 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ và chiếm 16%.

Được biết, Công ty đã bàn giao 4 tòa tháp Iris thuộc dự án HaDo Centrosa Garden, góp phần gần 500 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2020 và đóng góp phần lớn vào lợi nhuận.

Giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp giảm từ 47% xuống 39% tương ứng lợi nhuận gộp đi ngang so với cùng kỳ ở mức 423 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí phát sinh, Hà Đô lãi ròng 233 tỷ đồng, giảm 12% so cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 182 tỷ đồng.

Theo giải trình, trong quý Công ty có phát hành trái phiếu để đẩy mạnh đầu tư vào một số dự án điện, dẫn đến chi phí tài chính tăng 77% so cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 12%.

Dự kiến trong năm 2020, Hà Đô việc tập trung triển khai các dự án như Hado Green Lane (quận 8, TP HCM), Linh Trung (Thủ Đức, TP HCM), Hado Charm Villas (Hoài Đức, Hà Nội), 62 Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội), Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), Nongtha Central Park (Lào).

Công ty còn tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị phát triển các dự án bất động sản mới như khu công nghiệp, khu công nghệ cao, sân golf…

Hà Đô cũng cho biết năm 2020 và đầu năm 2021 là năm trọng điểm đầu tư các công trình điện, với giá trị giải ngân 4.800 tỷ đồng cho 4 nhà máy: Thủy điện Đăk Mi 1.499 tỷ đồng, Thủy điện Sông Tranh 630 tỷ đồng, Nhà máy điện mặt trời SP Infra 973 tỷ đồng và Nhà máy điện gió 7A Thuận Nam 1.710 tỷ đồng.

Lĩnh vực năng lượng sẽ là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong đà phát triển đến năm 2025 bằng việc tăng cường nguồn lực, tiếp nhận công nghệ, đào tạo vận hành để làm chủ công nghệ ở lĩnh vực năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió, điện mặt trời trong tương lai.

Khó khăn về nợ vay trong năm 2020

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (BVSC) cho rằng tình hình nợ vay của Hà Đô cuối năm 2020 sẽ tiếp tục gia tăng mạnh để đầu tư cho dự án năng lượng.

Việc giải ngân lớn cho dự án trong 2020, áp lực tài chính cho Công ty sẽ rất thách thức và ít nhiều tạo ra quan ngại cho nhà đầu tư nếu hiệu quả nhà máy không đạt kỳ vọng hoặc cơ quan quản lý có thay đổi trong chính sách về giá bán điện…

Tổng tài sản của tập đoàn này tại ngày 31/3 đạt 14.232 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm đầu năm. Tồn kho cuối kỳ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản nhưng đã giảm hơn 16% so với đầu kỳ, xuống mức 2.934 tỷ đồng chủ yếu là do giảm bất động sản đang xây dựng.

Trong khi đó, nợ vay tài chính ở mức cao với 6.060 tỷ đồng, tương đương 43% tổng tài sản trong đó chủ yếu là nợ dài hạn.

BVSC cho rằng tổng thể nhu cầu cầu đầu tư của Hà Đô trong 2020 là 4.905 tỷ đồng, chủ yếu cho dự án năng lượng. Trong đó, dự án điện mặt trời Infra do yêu cầu hoàn thành để hưởng mức giá ưu đãi nên có áp lực về tiến độ.

Dự án Sông Tranh 4 sẽ tập trung hoàn thành và Dakmi 2 theo kế hoạch giải ngân 90% tổng mức đầu tư ngay trong 2020.

Đối với các dự án bất động sản, nhu cầu đầu tư trong 2020 sẽ không lớn do chưa dự án mới triển khai. Chủ yếu giải ngân tiền sử dụng đật Charm Villa, hoàn thiện xây dựng cho các block Iris... Tổng vốn giải ngân cho bất động sản theo ước tính khoảng 720 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu đầu tư chủ yếu tập trung cho các dự án bất động sản như Hado Charm Villa, Green Lane, Kha Vạn Cân.

Tap doan Ha Do bi to tranh chap 2 nha tre dang gap ap luc no vay nhu the nao?-Hinh-2
 Nguồn: BVSC.

Với nhu cầu đầu tư lớn, cân đối nguồn vốn là vấn đề quan trọng với Công ty. Với bối cảnh trước dịch, nguồn thu từ bất động sản – 25% nguồn thu từ 4 block Iris và Charm Villa - có thể cân đối khoảng 50-60% nhu cầu đầu tư.

Tuy nhiên, sự trì hoãn kinh doanh tại Charm Villa dẫn đến việc phải huy động từ nguồn vốn khác khoảng 3.300-3.700 tỷ.

Với tình hình hiện tại, Công ty chủ yếu sẽ giải ngân từ các khoản vay ngân hàng/trái phiếu cho các dự án năng lượng. Theo Hà Đô, tổng nợ vay cuối 2020 sẽ tăng từ 5.821 tỷ lên 10.234 tỷ, tương đương mức tăng ròng 4.413 tỷ.

Cuối năm 2021, tổng nợ vay sẽ giảm về khoảng 9.200 tỷ khi dự án năng lượng hoạt động ổn định, cũng như, nguồn thu từ dự án bất động sản tăng lên.

2020 nhiều khó khăn nhưng vì sao Hà Đô vẫn đặt kế hoạch lãi đến 1.173 tỷ?

(Vietnamdaily) - Ngày 25/4 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông để thông qua kế hoạch năm 2020, Hà Đô đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 5.394 tỷ, tăng 22% so năm 2019. Lợi nhuận sau thuế 1.173 tỷ đồng, tăng 5%. 

Năm 2020, Hà Đô sẽ tập trung giải quyết các tồn tại đầu tư tại các dự án gồm Linh Trung - Thủ Đức, Bình An - Quận 8, 162 Phan Đình Giót Thanh Xuân, Dịch Vọng, An Thượng, NongTha. Đẩy mạnh tiếp thị phát triển các dự án bất động sản mới như khu công nghiệp công nghệ cao, sân golf. 

Ngoài ra, Hà Đô cũng đẩy mạnh thực hiện dự án năng lượng tái tạo như Điện mặt trời Infra, Điện gió 7A, Sông Tranh 4, Đắc Mi II. 

Nhà trong hẻm ngập ánh sáng nhờ mặt tiền thiết kế độc lạ

(VietnamDaily) - Ngôi nhà cũ tối tăm, bị bỏ hoang trong nhiều tháng bỗng trở nên thoáng đãng, ngập ánh sáng nhờ sử dụng kính cho mặt tiền và cửa sổ. 

Nha trong hem ngap anh sang nho mat tien thiet ke doc la
 Nằm trong một con hẻm nhỏ ở thành thị, ngôi nhà nhỏ được cải tạo để phù hợp với nhu cầu của chủ sở hữu. 

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.