Tào Tháo sát hại cả nhà ân nhân chỉ vì... hiểu nhầm

Chỉ vì hiểu nhầm từ tiếng mài dao mổ lợn tưởng là có người muốn hại mình, Tào Tháo thẳng tay sát hại cả nhà ân nhân đã cưu mang ông trong lúc bị truy nã.

Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong cuộc đời cầm quân của mình, ông từng lập nên nhiều chiến công hiển hách, vang danh thiên hạ. Kể về ông có hàng trăm, hàng nghìn giai thoại.

Đa nghi là tính tính cách nổi bật nhất của Tào Tháo, thậm chí đã đi vào thành ngữ dân gian: "Nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo", để nói về tính cách đa nghi của ông.

Sử sách chép lại rất nhiều về thói đa nghi của ông. Nhưng câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là giai thoại Tào Tháo giết cả nhà ông lão Lã Bá Sa (người có mối giao tình thân thiết với cha ông và cũng đã có ơn cưu mang trong lúc ông bị truy nã).

Tào Tháo giết cả nhà Lã Bá Sa chỉ vì hiểu nhầm.

Trên đường trốn truy nã sau khi cả gan ám sát Đổng Trác, Tào Tháo đã ghé vào nhà người quen là Lã Bá Sa. Nhưng do hiểu lầm, nghi người nhà của Lã Bá Sa mài dao giết mình nên Tào Tháo đã ra tay giết cả nhà họ (thực chất là mài dao mổ lợn, thết đãi Tào Tháo).

Sự kiện hư cấu này cũng chính là nguồn gốc phát sinh một trong những câu nói nổi tiếng của nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết: "Ta thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta".

Số phận những người phụ nữ trong gia đình Tào Tháo

Chân Mật là một trong ba mỹ nhân đẹp nhất thời Tam quốc. Vẻ đẹp của nàng khiến chả cả hai cha con Tào Tháo đều muốn chiếm lấy.

Số phận bi thảm của nàng dâu Chân Mật Chân Mật sinh ra trong một gia đình danh giá, giàu có. Nhan sắc của nàng lộng lẫy đến nỗi thời Tam quốc có câu: "Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu".

Chủ trương đề bạt người tài, xây dựng đội ngũ tinh nhuệ của Tào Tháo

Tào Tháo đã ý thức được từ rất sớm, rằng ngọn cờ chính nghĩa và đội ngũ tinh nhuệ là hai pháp bảo lớn để đánh bại địch giành chiến thắng.

Rõ ràng, đạo dùng người là nội dung cốt lõi trong đạo thành công của Tào Tháo. "Đạo dùng người", kỳ thực cũng chỉ có hai vấn đề, một là dùng người nào, hai là dùng ra sao. Trong hai vấn đề này, Tào Tháo và Viên Thiệu thể hiện hai phong cách khác nhau hoàn toàn.

Viên Thiệu kết giao với người khác chỉ có một nguyên tắc: "phải là người nổi tiếng cả nước mới được gặp". Đây là một kiểu thiên kiến, cũng là một kiểu làm màu và khoe mẽ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới