Tào Tháo - "gian hùng" hà tiện nhất thời Tam Quốc

Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc. Thế nhưng có một tính xấu được liệt vào hàng "nhất Tam Quốc" của Tào Tháo.

Mời quý độc giả xem video: Đến thăm nơi “kết nghĩa vườn đào” trong Tam Quốc
Tào Tháo biểu tự Mạnh Đức lại có tiểu tự A Man, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế.
Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc.
Tuy nhiên lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn - Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống.
Tao Thao - "gian hung" ha tien nhat thoi Tam Quoc
Tào Tháo - "gian hùng" hà tiện nhất Tam Quốc. Ảnh minh họa. 
Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc, hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa".
Quyền như đế vương, sống như thường dân
Sinh thời, Tào Tháo nổi tiếng là người tiết kiệm, thậm chí còn sống rất kham khổ.
Trong suốt những năm tháng chinh chiến, Tào Tháo khi ra trận chỉ mang theo một rương hành lý. Chiếc rương này cũng không được làm từ gỗ mà chỉ đan bằng tre trúc, bên trong lót vải thô, hết sức đơn bạc.
Đời sống riêng tư của Tào Tháo lại càng đơn giản. Khi ở nhà ông đọc sách, săn thú, lên chiến trường thì giết giặc lập công, hoàn toàn không thích những chuyện tiệc tùng tốn kém.
Trong việc mai táng, chính trị gia họ Tào này hành xử rất khác so với các bậc đế vương thuở trước. Ông cho rằng việc xây lăng tẩm rộng lớn hay chôn theo nhiều báu vật hoàn toàn không cần thiết.
Tào Tháo cũng lệnh cho người nhà và người hầu phải thực hành tiết kiệm tối đa trong việc sinh hoạt. Theo đó, tỳ nữ trong phủ không được mặc y phục có họa tiết thêu, vải may trang phục của người hầu cũng không được nhiều hơn hai màu.
Tương truyền rằng, có lần vợ của Tào Thực là Thôi thị từng vi phạm "nội giới lệnh", cả gan mặc quần áo làm từ tơ lụa quý, lại bị Tào Tháo nhìn thấy ở Đổng Tước đài.
Kết quả Tào Tháo dùng gia quy ép Thôi thị phải "tự trừng phạt" mình.
Ngay cả khi trong nhà có đại hỷ, Tào Tháo vẫn không hề hào phóng. Lúc con gái được gả cho Hán Hiến Đế làm phi, Tào phủ không hề có sắc đỏ mà dùng màn che đều là màu đen, của hồi môn cũng vô cùng đơn giản, nô tỳ theo vào cung còn chưa tới 10 người.
Về phần ăn uống, ông và người nhà lại càng thêm kham khổ. Bàn ăn nhà Tào gia luôn duy trì nguyên tắc "nhất nhục" – chỉ có một món thịt. Ngay tới em trai của Biện phu nhân (em vợ của Tào Tháo) tới Tào gia ăn cơm cũng không được thưởng thức thịt cá.

Hé lộ mỹ nhân khiến Tào Tháo khâm phục nhất đời

Trong cuộc đời mình Tào Tháo yêu nhất 2 người phụ nữ đó là Đinh Phu Nhân và Biện Phu nhân. Nhưng người khiến ông cảm phục lại là...

Tào Tháo tên tự là Mạnh Đức sinh năm 155, mất năm 220. Tào Tháo là con trai của Tào Tung. Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé, Tào Tháo đã tỏ ra là một người rất thông minh, ít để ý đến cái nhỏ, tính tình phóng đãng nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư.

Giải mã đội quân tinh nhuệ bậc nhất thời Tam Quốc của Tào Tháo

Không xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa”, thế nhưng Hổ Báo Kỵ có thể nói là đội quân huyết chiến vào loại tinh nhuệ nhất thời Tam Quốc.

Không xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa”, cũng không được ghi chép nhiều trong chính sử, thế nhưng Hổ Báo Kỵ có thể nói là đội quân đặc chủng vào loại tinh nhuệ nhất thời Tam Quốc dưới trướng của Tào Tháo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới