Tào Tháo 'cướp trắng' 3 mãnh tướng nào của Lưu Bị?

Thời Tam Quốc, Lưu Bị có xuất phát điểm yếu kém nhất, gây dựng thế lực cũng khó khăn hơn so với Tào Tháo và Tôn Quyền, từ đó bỏ lỡ không ít người tài.

Vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, nếu Lưu Bị và Tôn Quyền có ít nhiều quan hệ hợp tác thì giữa Lưu Bị và Tào Tháo gần như hoàn toàn đối lập.

Lưu Bị mặc dù đã có được những mãnh tướng vô cùng lợi hại như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… nhưng ông cũng đã bỏ lỡ mất những nhân tài rất giỏi về mưu lược như Bàng Thống, Tôn Thượng Hương.

Tao Thao 'cuop trang' 3 manh tuong nao cua Luu Bi?

Nhiều danh tướng thời Tam Quốc từng có khả năng đầu quân cho Lưu Bị, nhưng vì hoàn cảnh khách quan chọn phe Tào Tháo.

Theo Qulishi, trang mạng chuyên về lịch sử Trung Quốc, Lưu Bị vì nhiều lý do đã bị Tào Tháo "nẫng tay trên" 3 danh tướng. Vậy 3 vị tướng tài đó là những ai?

Văn Sính

Tao Thao 'cuop trang' 3 manh tuong nao cua Luu Bi?-Hinh-2

Văn Sính đầu quân phe Tào Tháo, trở thành một trong những danh tướng lập nhiều công trạng nhất ở vùng biên ải.

Người đầu tiên được trang mạng Trung Quốc nhắc đến là Văn Sính, người hiếm hoi làm nên kì tích đánh bại Quan Vũ, đả bại Tôn Quyền.

Theo Qulishi, Văn Sính từ đầu vốn dĩ muốn đầu quân cho Lưu Bị. Văn Sính là tướng lĩnh dưới trướng của Lưu Biểu, mà Lưu Bị lúc ấy đang nương nhờ chỗ Lưu Biểu, nên có thể nói hai người không lạ gì nhau.

Khi Lưu Biểu mắc bệnh sắp qua đời, muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị. Bị từ chối vì không muốn làm điều bất nghĩa.

Lưu Biểu mất, con là Lưu Tông lên kế vị. Tào Tháo liền đem quân đánh Kinh Châu. Tướng thủ thành Kinh Châu lại trực tiếp mở cổng thành đầu hàng.

Khi đó, Văn Sính được cho là đã đấu tranh, phân vân, nhưng Lưu Bị lại không có hành động gì cho nên Văn Sính đành theo phe Tào Tháo.

Được Tào Tháo đối đãi rất tốt, Văn Sính không hối hận với quyết định của mình, trong khi Lưu Bị đã bỏ lỡ một tướng tài. Ở phe Tào Tháo, Văn Sính cùng Nhạc Tiến từng lập công đánh bại Quan Vũ ở Tầm Khẩu, được phong tước Diên Thọ Đình hầu.

Dưới thời Tào Phi, Văn Sính là trướng trấn giữ vùng biên ải giáp Đông Ngô, rất có ảnh hưởng. Tôn Quyền từng đích thân thống lĩnh 5 vạn quân đến vây Văn Sính ở Thạch Dương nhưng thất bại.

Có thể nói, vùng biên cương Tào Ngụy yên ổn suốt thời gian dài có công lớn của Văn Sính.

Trương Liêu

Tao Thao 'cuop trang' 3 manh tuong nao cua Luu Bi?-Hinh-3

Trương Liêu được mô tả là người đồng hương với Quan Vũ.

Người thứ hai được trang mạng Trung Quốc nhắc đến là Trương Liêu, một trong những danh tướng giỏi nhất phe Tào Ngụy.

Tính cách của Trương Liêu có phần giống với Trương Phi, nhưng làm việc thì cẩn thận tỉ mỉ hơn nhiều.

Trương Liêu và Quan Vũ có cùng xuất thân, hay có thể nói là bạn đồng hương. Trương Liêu từng theo Lã Bố đến đầu quân dưới trướng Lưu Bị, nhưng có ai ngờ được giữa đường lại xuất hiện Tào Tháo.

Sau khi Lã Bố khi bị liên minh Lưu Bị-Tào Tháo đánh bại năm 198, Trương Liêu quay sang hàng Tào.

Lưu Bị khi đó vẫn đang phát triển lực lượng, thế lực không thể sánh bằng Tào Tháo. Hơn nữa, Lã Bố lại đầu hàng Tào Tháo, nên Trương Liêu không có lựa chọn đầu quân cho Lưu Bị.

Theo Sohu, Lưu Bị muốn có sự phục vụ của Trương Liêu, chỉ có cách đánh bại Lã Bố trước Tào Tháo, sau đó Quan Vũ sẽ khuyên nhủ để Trương Liêu đi theo. Nhưng Lưu Bị nhiều lần bại trận dưới tay Lã Bố, sau phải nhờ đến Tào Tháo giúp sức. Do đó, khả năng này là không thể xảy ra.

Ở phe Tào Ngụy, Trương Liêu lập được không ít công trạng. Nổi tiếng nhất phải kể đến việc đánh bại đại quân của Tôn Quyền trong trận Hợp Phì năm 215.

Năm 221, Trương Liêu khi đó mắc bệnh, nhưng vẫn ra quân chống Đông Ngô. Tôn Quyền nghe danh Trương Liêu, liền sợ hãi nói: "Trương Liêu tuy có bệnh nhưng vẫn dũng mãnh không thể cự được, nhất định phải cẩn thận".

Bàng Đức

Tao Thao 'cuop trang' 3 manh tuong nao cua Luu Bi?-Hinh-4

Khi Mã Siêu chạy sang phe Lưu Bị, Bàng Đức bị ốm không theo được.

Người cuối cùng được Qulishi nhắc đến là Bàng Đức, từng phục vụ dưới quyền Mã Siêu, sau này theo phe Tào Tháo. Năm 214, Mã Siêu đại bại trước quân Tào, phải chạy về Hán Trung do Trương Lỗ kiểm soát. Mã Siêu sau đó đầu hàng Lưu Bị.

Bàng Đức bệnh ốm ở lại Hán Trung nên Lưu Bị không có cơ hội chiêu mộ. Năm 215, Tào Tháo tấn công ải Dương Bình nhằm chiếm Hán Trung. Trương Lỗ sai Bàng Đức ra địch Tào Tháo. Tào Tháo thấy Bàng Đức có tài nên tìm cách bắt Bàng Đức và chiêu hàng.

Năm 219, trong trận Phàn Thành, Quan Vũ bắt sống Bàng Đức. Quan Vũ nói: "Anh ngươi ở Hán Trung, ta muốn dùng ngươi làm tướng, sao chẳng sớm hàng đi?"

Bàng Đức đáp lời: "Lưu Bị lấy gì để so bì với Tào Tháo, thiên hạ này rồi cũng sẽ về tay Tào Tháo, ngày thất bại của các người chỉ là sớm muộn mà thôi".

Bàng Đức bị Quan Vũ sai đem chém đầu, mất năm 39 tuổi. Tào Tháo nghe tin Bàng Đức tử trận, lòng rất đau xót, phong cho hai con của Bàng Đức làm Liệt hầu. Tào Phi lên ngôi liền sai người tới mộ Bàng Đức, ban cho thuỵ hiệu.

Có thể nói, điểm chung của Văn Sính, Trương Liêu, Bàng Đức là cả ba đều có khả năng sang đầu quân cho Lưu Bị, nhưng do hoàn cảnh khách quan khi đó, nên chọn theo phe Tào Tháo.

Lưu Bị giao con cho Gia Cát Lượng nhưng lại giao quyền cho Lý Nghiêm

Chân tướng thực sự phía sau việc này khiến người đời thêm nể Lưu Bị.

Từ một hoàng thúc sa sút, Lưu Bị dấy binh khởi nghĩa, cuối cùng xưng đế, có được kết quả này không thể không kể đến tài chiến lược kiệt xuất của bản thân ông, nhưng càng không thể không nhắc đến sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng.

Đúng ra Lưu Bị cũng rất tin tưởng Gia Cát Lượng, nếu không cũng đã chẳng có ba lần bái phỏng lều tranh, cùng với việc về sau cho Gia Cát Lượng làm quân sư, quyền lợi vượt xa hai người anh em sống chết có nhau là Quan Vũ và Trương Phi.

Tại sao khi Lưu Bị khởi binh, mẫu thân của ông “biến mất“?

Mẫu thân của Lưu Bị là quý nhân đầu tiên trong cuộc đời của ông, chỉ ra con đường thành công cho sự nghiệp của ông.

Thực tế đã chứng minh rằng, một người mẹ tốt có ảnh hưởng rất lớn tới một đứa trẻ, mẫu thân của Lưu Bị tuy chẳng phải là người có danh tiếng hiển hách gì nhưng bà có cống hiến to lớn cho sự nghiệp của Lưu Bị. Tuy nhiên, sau khi Lưu Bị khởi binh lại không còn bất cứ tin tức gì về bà, tại sao lại như vậy?

Tai sao khi Luu Bi khoi binh, mau than cua ong “bien mat“?

Đọc nhiều nhất

Tin mới