Táo quân 2014: Món ăn sống sượng và... nhạt!

Vai Táo giao thông do diễn viên tài hoa Tự Long thủ vai, nhưng không phải anh không nỗ lực với đủ màn ca hát, với hổ lốn giai điệu từ Nam chí Bắc.

Táo văn hóa. Nữ. Mới tinh. Bận áo trắng, xuất hiện cùng với táo giáo dục, cũng nữ, cũng lạ hoắc, cũng bỗng nhiên từ dưới đất chui lên, xuất hiện thình lình trong màn cuối của chương trình Táo quân năm nay. Và sau đó: màn hạ.
Nhiều người đã bất ngờ, sau cảm giác nhạt nhẽo kéo dài suốt hơn 2 tiếng của Chương trình Táo quân. Bất ngờ vì vai trò “tính” giáo dục và văn hóa mà Táo quân đã dành tặng khán giả cả nước. Liệu có thể nói gì về văn hóa và giáo dục khi lưỡi kéo biên tập đã quên cắt luôn hình ảnh văn hóa, giáo dục ra khỏi chương trình được kỳ vọng trong ngày cuối cùng của năm.
À, đó là một món ăn sống sượng.
Vai táo giao thông, do diễn viên tài hoa Tự Long thủ vai. Không phải anh không nỗ lực với đủ màn ca hát với hổ lốn các giai điệu từ Nam chí Bắc.
Cảm ơn Tự Long, nhưng sẽ chẳng có đứa trẻ con nào còn nhớ được một câu hát của anh.
Cảnh ra điều kiện của Táo Kinh Tế liên quan đến gói 30 nghìn tỉ đồng cho vay trong Táo quân 2014.
 Cảnh ra điều kiện của Táo Kinh Tế liên quan đến gói 30 nghìn tỉ đồng cho vay trong Táo quân 2014.
Đơn giản vì bởi Táo giao thông, vốn là một vai được háo hức chờ đợi và hàng năm, thường mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái nhất, năm nay quá nhạt nhẽo dù các tác giả đã đưa vào đủ các chi tiết từ chiếc lốp máy bay rơi cho đến giai điệu “câu cầu” đối đáp.
Một vai đặc sắc, quá nhiều chất liệu để có thể làm hay. Một diễn viên thuộc vào loại ngôi sao hài đa tài số 1 sân khấu. Và kết quả là điểm 0 về ấn tượng mà ngay cả khán giả ngành giao thông cũng thấy dửng dưng như không. Hoặc nếu có, thì đó chỉ là ấn tượng về sự nhạt nhẽo, thậm chí vô duyên. Khi đã phải để cho cô Đẩu chọc cười bằng cách chửi người khác “như con tinh tinh” thì có lẽ nói rằng nhảm cũng không quá lời.
Tất nhiên, không chuyện gì là ngẫu nhiên cả và nếu “liệng đá” sẽ quả là thiếu công bằng với các nghệ sĩ đã tốn không ít thời gian và công sức.
Không ngẫu nhiên, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh trong một phiên họp Chính phủ đã nhỏ nhẹ, rằng: Nhiều bộ trưởng "nhỏ to" đề nghị các vấn đề ngành của mình “được nhẹ nhàng, ít được đề cập” trong “báo cáo của các Táo”. Rằng: “Trước khi phát sóng chúng tôi đã lược bỏ những phần không ổn”.
Lược bỏ những phần không ổn có thể để yên ổn, nhưng lại dẫn ngay đến một cái không ổn khác. Đó là sự thập cẩm, ôm đồm, nhưng lại thiếu điểm nhấn.
Táo quân năm nay có Đường dây nóng. Có lốp máy bay rơi. Có Giấy phép biểu diễn. Có Sừng tê, liền bên Ngộ độc thực phẩm. Có DN lên thiên đình trốn nợ. Có bảo mẫu đeo kính. Có gói 30 ngàn tỷ dành cho những người “Huyết áp 140, bị bệnh trĩ mà còn phải leo cột mỡ”. Nhưng cái thiếu, nếu đo được bằng kí lô, thì phải thiếu cả tạ muối. Cắt xén đã biến một chương trình được chờ đợi thành một nỗi thất vọng.
Ở một vở kịch dài hơn 2h đồng hồ đáng lẽ không thể thiếu những điểm nhấn, những cao trào, “đóng đinh” ấn tượng người xem.
Nhưng khán giả chỉ thực sự tìm thấy một điểm nhấn qua mũi kim của chị Táo Y tế “Tiêm Như Khoan Dung”. Chi tiết chị Táo y tế cởi áo vì một chiếc phong bì có thể khiến những khán giả là người ngành y cảm thấy sốc vì tổn thương. Nhưng đó là một chi tiết sân khấu đầy biểu tượng và cực kỳ sáng tạo. Cũng như chuyện treo Táo Y tế. Các tác giả đã sân khấu hóa thái độ của dân chúng, những người có khi chỉ vừa buổi chiều nay hoặc ngay ngày mai đang phải chịu đựng “nỗi khổ của người phải van xin người khác cứu mình”.
Hài kịch khác chính kịch ở yếu tố trào phúng. Chiếc áo y đức có thể được cởi ngay không chút băn khoăn chỉ vì một tờ giấy được gọi là phong bì. Và ước mơ của dân chúng- nếu được là Ngọc Hoàng- là “treo nó lên”, chứ không phải để đứng đấy mà lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác điệp khúc cảm xúc vô hồn rằng “Vô cùng bâng khuâng”; “vô cùng áy náy”; “vô cùng sốc”.

Lý giải thú vị về lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp

Ở Việt Nam, sự tích ông Công ông Táo được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà": thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.

Thanh Hằng và con đường trở thành ngôi sao quyền lực showbiz

(Kiến Thức) - Thanh Hằng trở thành mỹ nhân quyền lực, đắt show bậc nhất showbiz sau hơn 11 năm đạt danh hiệu HH Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2002.

Sieu mau Thanh Hang con duong thanh ngoi sao quyen luc Vbiz
Năm 2002, cô gái 19 tuổi Thanh Hằng bất ngờ bước lên ngôi vị cao nhất của một cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh. Lúc đó, Thanh Hằng mới là cô gái có nước da ngăm đen, nụ cười tươi cùng những đường nét thanh tú.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

3 nàng hot girl Việt từng được báo Trung khen đẹp nức nở, có người sở hữu visual giống Triệu Lộ Tư

3 nàng hot girl Việt từng được báo Trung khen đẹp nức nở, có người sở hữu visual giống Triệu Lộ Tư

Nhan sắc của các hot girl Việt Nam không chỉ được yêu mến trong nước mà còn gây ấn tượng mạnh với báo chí quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ngay cả khi nhiều năm về trước, MXH không quá phổ biến như hiện tại nhưng bộ 3 hot girl này đã “gây sốt” đất nước tỷ dân với vẻ đẹp cuốn hút và phong cách riêng biệt.