Táo, lê để được vài tháng là do nhiễm xạ?

(Kiến Thức) - Theo các nhà khoa học, không bao giờ có chuyện quả táo hay quả lê để vài tháng trong điều kiện bình thường mà không hỏng, vẫn ăn được ngon lành. 

Lê để 5 tháng, táo 9 tháng
Phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho rằng, việc quả lê, táo giữ được lâu là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc bảo quản trái cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khi thấy trái cây giữ được lâu thì chưa nên vội kết luận đó là do các chất bảo quản độc hại khiến dư luận đặt câu hỏi về tính đúng đắn của việc này. 
Theo ông Hồng thì giống táo, lê có thời gian bảo quản dài, cộng với việc đã được sản xuất ở trong một điều kiện không bị nhiễm các vi sinh vật với điều kiện bảo quản tốt thì có thể kéo dài được từ 6 - 10 tháng, thậm chí cả năm. Liệu ăn những loại quả này không ảnh hưởng đến sức khoẻ? 
PGS.TS Trần Khắc Thi, Viện Nghiên cứu Rau quả cho rằng, nói như thế cũng có ý đúng nhưng chưa đầy đủ. Bởi thời gian bảo quản dài hay ngắn còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản như nồng độ CO2, độ ẩm, nhiệt độ bảo quản (tốt nhất từ 1 - 5 độ C), điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm, loại cây, giống cây... Trong điều kiện bình thường, quả táo hay quả lê không thể để được đến vài tháng mà không hỏng. Chắc chắn phải sử dụng chất bảo quản, nhưng chất đó là chất gì, công nghệ bảo quản đó là công nghệ gì, trong nước hay ngoài nước thì cần phải làm rõ.
Cũng theo TS Trần Khắc Thi, ở Việt Nam, bưởi là loại trái cây có thể bảo quản được lâu nhất. Trong điều kiện bình thường (chỉ cần mát và thoáng) thì có thể để được khoảng 5 - 6 tháng. Với thời gian đó, trong điều kiện bình thường, quả bưởi chỉ bị héo ở vỏ bên ngoài, nhưng bên trong không bị hỏng. Nhưng với hầu hết các loại trái cây khác, trong điều kiện sản xuất như ở Việt Nam, thời gian bảo quản là không dài. 
Trong điều kiện bình thường, quả táo hay quả lê không thể để được đến vài tháng mà không hỏng.
Trong điều kiện bình thường, quả táo hay quả lê không thể để được đến vài tháng mà không hỏng.  
Trái cây bảo quản vô hại?
Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng cho biết, muốn cho trái cây tươi lâu mà vẫn giữ được hương vị, màu sắc, chất lượng phải sử dụng các chất có khả năng kìm hãm quá trình sản sinh Etylen - một loại hormon thực vật được chính trái cây sản sinh ra để làm quả chín. Các chất này được gọi là các chất ức chế etylen (etylen blockers) hoặc là các chất chống oxy hóa Antioxidants.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, phương pháp dùng hormon để bảo quản rau quả đã được sử dụng nhiều nhưng cũng chỉ có thể ức chế được vi sinh vật phát triển trong rau quả khoảng 2 tuần chứ không thể kéo dài được vài tháng. Nếu làm được thế thì ngành chế biến bảo quản rau quả đã tạo ra cuộc đột phá lớn. Trong các loại quả, có các hormon etylen thúc đẩy quá trình chín. Sử dụng chất chống oxy hóa Antioxidants cũng không thể kéo dài thời gian bảo quản đến vài tháng. Trên thế giới, các nhà khoa học cũng còn đang rất lúng túng trong việc làm thế nào để giảm tỷ lệ quả hư hỏng, thối nát.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để bảo quản được lâu đến vài tháng, người ta sẽ phải tiêu diệt hết các tế bào sống có trong rau quả, nhưng làm như thế thì quả sẽ không bao giờ chín được. Bởi thế, hiện nay công nghệ phổ biến là ức chế quá trình phát triển của tế bào, vi sinh vật để kéo dài thời gian bảo quản. Trường hợp quả táo hay lê để đến được 9 tháng không hỏng thì khả năng lớn nhất là đã bị chiếu xạ. Tia phóng xạ khi được chiếu sẽ tạo dòng hạt đâm xuyên qua thực phẩm, hạt này va đập với vi sinh vật, khiến chúng bị tiêu diệt hết. Nó làm thay đổi men trong tế bào nên quả sẽ tươi mãi mãi. Nhưng nếu vậy thì thực phẩm sẽ nhiễm xạ, nguy hại cho sức khoẻ. Cần phải thực hiện các xét nghiệm để làm rõ.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên ăn các loại quả để quá lâu mà không hỏng như vậy.
"Công nghệ bảo quản phổ biến hiện nay là sử dụng sóng siêu âm (tần số) có thể bảo quản được lâu mà không hỏng, hoặc có thể bảo quản lạnh ở mức độ -60 độ C. Nhưng làm thế thì giá thành sản phẩm sẽ rất cao".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Điểm mặt những thực phẩm chứa chất độc tự nhiên

(Kiến Thức) - Củ cải trắng, măng tươi, khoai tây...là những thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu không bảo quản và chế biến đúng cách.

Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. 
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
 Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Lê để 5 tháng vẫn tươi: Chứa chất lạ khó phát hiện

(Kiến Thức) - Một trái lê do chính cơ quan của Bộ Y tế mua tại địa bàn Hà Nội về để trong 5 tháng không bị hỏng. Liệu trái lê có chứa hóa chất không?

Ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận: “Viện để thử quả lê 5 tháng vẫn không bị hỏng”. Tuy nhiên, hiện có nhiều chất lạ trong hoa quả, vì thế Viện vẫn chưa thể định danh hết các chất này.

Theo ông Đà, công tác kiểm soát chất bảo quản rất khó, hiện có rất nhiều loại mới, nhiều chất chưa định danh được, khó kiểm soát dư lượng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.