Tăng tuổi phục vụ CAND phải tương đồng với Bộ luật Lao động
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ trong CAND phải có lộ trình tương ứng với Bộ luật Lao động và phải bảo đảm tính công bằng, bình đẳng với đối tượng là nữ.
Mai Loan
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 2/6, Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Cần có chuẩn cụ thể về thăng hàm cấp Tướng Công an trước hạn
Góp ý về chính sách phong tướng trước thời hạn, đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đã dẫn chuyện năm 1948 Bác Hồ đã phong hàm Đại tướng đầu tiên của quân đội cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Lưu Bá Mạc phát biểu. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN).
Khi trả lời phóng viên phương Tây về tiêu chuẩn phong hàm này, Bác đã trả lời: "đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, thắng trung tướng thì phong trung tướng và thắng đại tướng thì phong đại tướng".
“Có thể nói rằng ý nghĩa câu chuyện lịch sử này đến nay vẫn còn nguyên giá trị và không chỉ có ý nghĩa đối với lực lượng quân đội nhân dân mà còn có ý nghĩa đối với lực lượng công an nhân dân”, đại biểu Lưu Bá Mạc khẳng định.
Theo đại biểu, một sĩ quan công an nhân dân đã trải qua quá trình công tác, chiến đấu, lập được chiến công thì sự uy tín, sự ngưỡng mộ, sự trân trọng đối với sĩ quan công an nhân dân đó sẽ được đồng nghiệp, được Nhân dân ghi nhận một cách tự nhiên. Khi đó, nếu đủ điều kiện được phong hàm cấp tướng trước thời hạn thì sự nỗ lực, cống hiến đó sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng, đồng thời có thêm điều kiện để tiếp tục làm tròn sứ mạng của công an nhân dân.
Do vậy, chính sách về xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn cho sĩ quan công an nhân dân khi có thành tích đặc biệt xuất sắc thực sự là cần thiết và có ý nghĩa. Trong thời điểm hiện tại thì chính sách này thực sự phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Tuy nhiên, ông Mạc đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, bổ sung quy định cụ thể tiêu chuẩn, tiêu chí ngay vào trong luật mà không giao Chính phủ quy định chi tiết. Từ đó tạo sự nhất quán và hoàn chỉnh trong việc thể hiện nội dung trong dự thảo luật và tạo thuận lợi cho việc thực hiện.
Bày tỏ sự đồng tình với đại biểu Lưu Bá Mạc, đại biểu Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu theo hướng quy định cụ thể tiêu chí, điều kiện để thăng cấp, bậc hàm cấp tướng trước thời hạn ngay trong dự thảo luật, không giao cho Chính phủ quy định chi tiết nhưng dự thảo hiện nay.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) cũng cho rằng dự thảo Luật chưa quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành tích đặc biệt xuất sắc nên khó khăn trong triển khai.
Tăng tuổi phục vụ phải tương đồng với Bộ luật Lao động
Nêu ý kiến về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (TP Hà Nội) đề nghị Ban Soạn thảo cần có giải trình thuyết phục hơn về việc phân biệt các mức hạn tăng tuổi phục vụ khác nhau áp dụng đối với nữ công nhân công an, nữ hạ sĩ quan và sĩ quan công an nhân dân, hiện đang có 3 mức là 2 năm, 3 năm và 5 năm.
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (TP Hà Nội). Ảnh: QH
Theo đó, nếu xác định lao động của nữ sĩ quan, hạ sĩ quan là thường xuyên, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, môi trường nặng nhọc, độc hại như được nêu tại báo cáo đánh giá tác động của Bộ Công an, thì hạn tuổi phục vụ của nhóm đối tượng này nên được quy định thống nhất là 55 tuổi. Điều đó, nhằm bảo đảm tương đồng với quy định của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đối với những vị trí có yêu cầu cần kéo dài tuổi công tác hơn nữa thì áp dụng quy định về kéo dài tuổi khi đơn vị có nhu cầu và sĩ quan có nguyện vọng phục vụ.
Về lộ trình tăng tuổi phục vụ, đại biểu đề nghị cần quy định chung theo lộ trình tương ứng của Bộ luật Lao động, để bảo đảm tính tương đồng, đúng như mục tiêu yêu, cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung luật này.
Bởi, theo quy định của Bộ luật Lao động và đặc biệt là Nghị định số 135/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì đã xác định lộ trình tăng tuổi đối với các trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn. Theo đó, đối với những trường hợp tăng tuổi nghỉ hưu lên 2 tuổi so với trước đây thì lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nam đến năm 2028 mới kết thúc và của lao động nữ cũng phải đến năm 2026 mới kết thúc.
“Do đó, nếu Luật Công an nhân dân quy định các trường hợp này thực hiện tăng hạn tuổi 2 năm ngay thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ”, đại biểu nêu ý kiến.
Trong khi đó, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (đoàn Điện Biên) đề nghị cần làm rõ vì sao lại có sự khác nhau trong lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất, liệu có bảo đảm tính công bằng và bình đẳng đối với đối tượng là nữ.
Theo đại biểu, chỉ nên quy định lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam, tăng 4 tháng đối với nữ và xác định thời điểm tăng hạn tuổi từ ngày 1/1/2021 theo quy định của Bộ luật Lao động. Còn đối tượng cụ thể và lộ trình tăng tuổi cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.
Giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết, hồ sơ dự án Luật được xây dựng theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, công an các đơn vị, địa phương và được Chính phủ thống nhất thông qua.
Về ý kiến của các đại biểu liên quan đến quy định sỹ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác; quy định các vị trí cấp Tướng đối với Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố...; đề nghị cân nhắc một số quy định về tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân công an..., Bộ trưởng Tô Lâm cho biết Bộ Công an sẽ báo cáo với Chính phủ, các cơ quan liên quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo, báo cáo Quốc hội theo đúng quy định.
Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự
Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
Hôm nay (22/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội dự kiến xem xét công tác nhân sự.
Trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, vào 7h15, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.