Tăng nợ xấu bất động sản

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dự nợ bất động sản tính đến cuối quý I/2021 đã đạt khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều khoản nợ của DN bất động sản đối mặt nguy cơ nợ xấu khi thanh khoản kém.

Một giám đốc doanh nghiệp bất động sản miền Bắc chia sẻ: “Tôi có dự án ở Long Biên bán 2 năm nay không hết hàng bởi thị trường đóng băng. Dù thị trường trải qua sốt đất hồi đầu năm nhưng phân khúc chung cư thanh khoản không cao. Doanh nghiệp vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất hơn 10%. Sau 2 năm trả lãi, vừa rồi tôi quyết định bán 3 ô tô, bán thêm đất để trả lãi ngân hàng”.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu đánh giá, các kênh huy động vốn trung và dài hạn từ thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư bất động sản, các quỹ đầu tư tín thác bất động sản chưa phát triển đầy đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường. Vì vậy, các dự án bất động sản vẫn phụ thuộc và dựa chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng cùng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Điều này khiến một số khoản vay tín dụng bất động sản có nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu.

Soi con số nợ xấu hàng nghìn tỷ của các ông lớn ngân hàng Sacombank, VPBank, BIDV và VietinBank

(Vietnamdaily) - Trong nhóm 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2019, có tới 5 nhà băng ghi nhận con số nợ xấu nội bảng trên mức 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC thì lại là một câu chuyện khác.

“Đỉnh” nhất về nợ xấu nội bảng phải kể đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) với mức tăng 3,45% lên tới 19.451 tỷ đồng, tức tăng thêm 649 tỷ đồng so với năm 2018.

Con số nợ xấu nội bảng của BIDV gần gấp đôi Vietinbank và gấp 3 lần Vietcombank.

Gánh nặng hàng ngàn tỷ nợ xấu cản đà tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng VPBank

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) hiện đang có tới 8.000 tỷ đồng nợ xấu tính đến 31/3, trong đó có gần 1.600 tỷ đồng nợ xấu ở nhóm có khả năng mất vốn.

Có gần 1.600 tỷ đồng nợ xấu mất vốn tại thời điểm cuối quý 1

Theo số liệu từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng, đến cuối năm 2019, VPBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. 

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.