Tăng giá điện, EVN lãi hay vẫn lỗ?

(Kiến Thức) - Với mức tăng 8,36%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng các chi phí tăng thêm mà EVN phải thanh toán khoảng 21.000 tỷ đồng.

Ngày 20/3, Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh mức giá điện bán lẻ bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 20/3/2019 là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng). Mức giá này cao hơn giá bán lẻ bình quân hiện hành là 143,79 đồng/kWh, tăng tương đương 8,36%.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang. Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.678 đồng/kWh, bậc 2 (51 - 100kWh) là 1.734 đồng/kWh, bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.014 đồng/kWh, bậc 4 (201 - 300kWh) là 2.536 đồng/kWh, bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh, bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.
Tang gia dien, EVN lai hay van lo?
Sau khi tăng giá điện, EVN sẽ thu thêm 20.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet. 
Chia sẻ thêm về quyết định tăng giá điện tại buổi họp báo ngày 20/3, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện 8,36%.
Số tiền này sẽ được EVN dùng để thanh toán các chi phí đầu vào tăng thêm hàng năm. Trong đó, chi phí chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu là gần 6.000 tỷ đồng; chi phí cho than là hơn 7.000 tỷ đồng; chi trả cho PVGas chênh lệnh tỷ giá ngoài EVN hơn 3.000 tỷ đồng, thanh toán cho nhà đầu tư về quyền khai thác tài nguyên nước trong giá điện trước đây chưa có, các chi phí dầu chênh lệch mua điện tăng lên cũng phải thanh toán bổ sung...
Ngoài ra, số tiền 20.000 tỷ đồng thu được cũng sẽ được EVN trích ra để thanh toán bổ sung cho các nhà đầu tư về quyền khai thác nguồn tài nguyên nước. Tổng các chi phí tăng thêm mà EVN phải thanh toán khoảng 21.000 tỷ đồng.
Nếu tính như vậy, ngành điện vẫn bị âm khoảng 1.000 tỷ đồng nếu chi trả hết các đối tác.
Mời độc giả xem video: Nguyên nhân tăng giá điện của EVN. Nguồn: Youtube.
Lý giải những yếu tố tác động đến việc tăng giá điện 8,36% trong lần điều chỉnh này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, quy định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 24 của Chính phủ trong đó chi phí đầu vào ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành. Các yếu tố đầu vào tác động quan trọng đến khâu phát điện ở cơ cấu nguồn huy động.

Khung giá điện mới: Dùng trên 400 số điện, giá đắt gấp đôi

(Kiến Thức) - Khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. Tức là gần gấp đôi giá điện bình quân.

Biểu giá điện sinh hoạt lần này dự kiến vẫn như gần 4 năm trước, chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần, càng dùng nhiều giá càng cao. Có nghĩa, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. Tức là gần gấp đôi giá điện bình quân.
Không thay đổi việc dùng nhiều điện, giá cao

Giá điện tăng, người dân mất thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Việc giá điện tăng lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1/12/2017 sẽ khiến mỗi hộ dân mất từ 13.800 đến 34.800 đồng/tháng.

“Với hộ khách hàng sinh hoạt đáng áp dụng 6 biểu giá bậc thang, mỗi thang giá có một mức độ tác động khác nhau. Hộ tiêu tụ 50kW/h mỗi tháng thì tăng 3.250 đồng, hộ tiêu tụ 100kW/h mỗi tháng thì tăng 6.600 đồng, hộ tiêu tụ 200kW/h mỗi tháng thì tăng 13.800 đồng, hộ tiêu tụ 300kW/h mỗi tháng thì tăng 23.600 đồng, hộ tiêu tụ 400kW/h mỗi tháng thì tăng 34.800 đồng”, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.