Theo quy định sử dụng làn đường của Luật giao thông đường bộ: Khi có biển báo làn đường, nếu người điều khiển xe ôtô đi sai làn đường dành cho xe máy, môtô hoặc ngược lại (người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường cho xe ôtô) thì bị xác định là lỗi đi sai làn, khi đó sẽ xử phạt quy định.
Lỗi ôtô đi sai làn
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi ôtô đi sai làn đường (lấn làn) trong năm 2020 (áp dụng từ 1/1/2020) sẽ phải bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (trước đây bị phạt 800.000 - 1.200.000 đồng); tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng.
Lỗi sai làn của xe ôtô sẽ bị phạt tăng tới 4 lần, lên đến 12 triệu đồng. |
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường, lỗi lấn làn đường mà gây tai nạn giao thông thì lái xe sẽ bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Lỗi lấn làn đè vạch và lỗi dừng sai làn đường
Theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, sẽ bị phạt 200.000 - 400.000 nghìn đồng.
Người điều khiển ôtô đè vạch liền khi đỗ và dừng sai làn sẽ bị phạt 200.000 - 400.000 nghìn đồng.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2020. |
Trong trường hợp người điều khiển đi đúng phần đường của mình nhưng bánh xe có chèn lên vạch kẻ đường, tức là xe ôtô đã đi sang làn dành cho phương tiện khác - hay còn gọi là lấn làn (xe ở 2 bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý như đi sai làn.
Lỗi sai làn BRT
Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, đường đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) là dành cho các loại xe riêng, do đó phương tiện khác không được đi vào (trừ các xe ưu tiên theo quy định).
Đường đặt R.412a có “BRT”, phía dưới có vạch sơn kẻ là làn dành riêng cho xe buýt nhanh, các loại phương tiện khác đều không được đi vào trong bất kể khung giờ nào. Ôtô đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.