Tảng đá 'ngao du' vũ trụ chục nghìn năm, rồi quay về Trái Đất

Tảng đá 'ngao du' vũ trụ chục nghìn năm, rồi quay về Trái Đất

Một tảng đá đen được tìm thấy ở Maroc vào năm 2018 và được cho là đã rời Trái Đất ra ngoài vũ trụ rồi quay trở lại.

Vào năm 2018, một  tảng đá đen bí ẩn được tìm thấy ở Maroc đã làm dấy lên sự tò mò và kinh ngạc trong cộng đồng khoa học. Được đặt tên là NWA 13188, tảng đá này không chỉ là một thiên thạch bình thường mà còn được cho là đã thực hiện một chuyến du hành kỳ bí, rời Trái Đất ra ngoài vũ trụ rồi quay trở lại hành tinh của chúng ta. (Ảnh: Navbharat Times)
Vào năm 2018, một tảng đá đen bí ẩn được tìm thấy ở Maroc đã làm dấy lên sự tò mò và kinh ngạc trong cộng đồng khoa học. Được đặt tên là NWA 13188, tảng đá này không chỉ là một thiên thạch bình thường mà còn được cho là đã thực hiện một chuyến du hành kỳ bí, rời Trái Đất ra ngoài vũ trụ rồi quay trở lại hành tinh của chúng ta. (Ảnh: Navbharat Times)
Đây là thiên thạch đầu tiên được ghi nhận đã thực hiện một chuyến đi khứ hồi phi thường như vậy.(Ảnh: Indy100)
Đây là thiên thạch đầu tiên được ghi nhận đã thực hiện một chuyến đi khứ hồi phi thường như vậy.(Ảnh: Indy100)
NWA 13188 nặng 646 gram và có bề ngoài màu đen đặc trưng. Khi tiến hành phân tích thành phần của thiên thạch này, các nhà khoa học phát hiện rằng kết cấu của nó được hình thành từ các khoáng chất nóng chảy do núi lửa tạo ra trên Trái Đất. Điều này mở ra giả thuyết rằng tảng đá có thể đã được phóng ra khỏi Trái Đất do hoạt động núi lửa. Tuy nhiên, hành trình phi thường của nó vẫn chưa dừng lại ở đó.(Ảnh: VOI)
NWA 13188 nặng 646 gram và có bề ngoài màu đen đặc trưng. Khi tiến hành phân tích thành phần của thiên thạch này, các nhà khoa học phát hiện rằng kết cấu của nó được hình thành từ các khoáng chất nóng chảy do núi lửa tạo ra trên Trái Đất. Điều này mở ra giả thuyết rằng tảng đá có thể đã được phóng ra khỏi Trái Đất do hoạt động núi lửa. Tuy nhiên, hành trình phi thường của nó vẫn chưa dừng lại ở đó.(Ảnh: VOI)
Sau khi du hành trong vũ trụ, cấu trúc của NWA 13188 đã thay đổi đáng kể. Thiên thạch này chứa lượng lớn Helium-3, Beryllium-10 và Neon-21 - những bức xạ thường được tìm thấy ngoài không gian và phần lớn bị chặn bởi từ trường của Trái Đất. (Ảnh: ScienceAlert)
Sau khi du hành trong vũ trụ, cấu trúc của NWA 13188 đã thay đổi đáng kể. Thiên thạch này chứa lượng lớn Helium-3, Beryllium-10 và Neon-21 - những bức xạ thường được tìm thấy ngoài không gian và phần lớn bị chặn bởi từ trường của Trái Đất. (Ảnh: ScienceAlert)
Mặc dù nồng độ của các đồng vị này thấp hơn so với các thiên thạch khác, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với các loại đá có nguồn gốc từ Trái Đất. Điều này cho thấy NWA 13188 đã tiếp xúc với các tia vũ trụ trong khoảng thời gian lên tới hàng chục nghìn năm.(Ảnh: Digital Trends Español)
Mặc dù nồng độ của các đồng vị này thấp hơn so với các thiên thạch khác, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với các loại đá có nguồn gốc từ Trái Đất. Điều này cho thấy NWA 13188 đã tiếp xúc với các tia vũ trụ trong khoảng thời gian lên tới hàng chục nghìn năm.(Ảnh: Digital Trends Español)
Nhiều nhà khoa học bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng núi lửa có thể phóng tảng đá vào không gian với tốc độ hàng chục nghìn km/h. Thực tế, cột khói núi lửa cao nhất thường chỉ cách bề mặt Trái Đất khoảng 31-45 km, khiến việc phóng đá vào không gian do hoạt động núi lửa trở nên khó xảy ra. Một giả thuyết khác được đặt ra là khi một thiên thạch khác đâm vào Trái Đất đã tạo ra lực đủ mạnh để khiến tảng đá văng trở lại vào không gian.(Ảnh: Gagadget)
Nhiều nhà khoa học bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng núi lửa có thể phóng tảng đá vào không gian với tốc độ hàng chục nghìn km/h. Thực tế, cột khói núi lửa cao nhất thường chỉ cách bề mặt Trái Đất khoảng 31-45 km, khiến việc phóng đá vào không gian do hoạt động núi lửa trở nên khó xảy ra. Một giả thuyết khác được đặt ra là khi một thiên thạch khác đâm vào Trái Đất đã tạo ra lực đủ mạnh để khiến tảng đá văng trở lại vào không gian.(Ảnh: Gagadget)
Những phát hiện trước đây cũng chỉ ra rằng đá Trái Đất có thể được tìm thấy trên các thiên thể khác như Mặt Trăng, cho thấy rằng đá có nguồn gốc từ Trái Đất có thể được phóng vào không gian và sau đó quay trở lại. Điều này làm tăng thêm giả thuyết về hành trình kỳ bí của thiên thạch NWA 13188 và câu chuyện về nguồn gốc của nó. (Ảnh: FOCUS online)
Những phát hiện trước đây cũng chỉ ra rằng đá Trái Đất có thể được tìm thấy trên các thiên thể khác như Mặt Trăng, cho thấy rằng đá có nguồn gốc từ Trái Đất có thể được phóng vào không gian và sau đó quay trở lại. Điều này làm tăng thêm giả thuyết về hành trình kỳ bí của thiên thạch NWA 13188 và câu chuyện về nguồn gốc của nó. (Ảnh: FOCUS online)
Tảng đá đen NWA 13188 với hành trình kỳ bí của mình đã mở ra nhiều câu hỏi và thách thức mới cho các nhà khoa học. Liệu có bao nhiêu thiên thạch khác cũng đã thực hiện những chuyến du hành tương tự? (Ảnh: Zakon)
Tảng đá đen NWA 13188 với hành trình kỳ bí của mình đã mở ra nhiều câu hỏi và thách thức mới cho các nhà khoa học. Liệu có bao nhiêu thiên thạch khác cũng đã thực hiện những chuyến du hành tương tự? (Ảnh: Zakon)
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.