Tăng cường hợp tác xanh và bền vững giữa Cộng đồng Doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam

Cộng đồng Doanh nghiệp Châu Âu hy vọng tăng cường hợp tác, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Tăng cường hợp tác xanh và bền vững giữa Cộng đồng Doanh nghiệp Châu Âu  và Việt Nam

Ngày 24/5/2022, tại cuộc họp báo về Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2022, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết sẽ tổ chức “Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh - Green Economy Forum & Exhibition (GEFE) 2022” từ ngày 28 đến 30/11/2022 tại TPHCM.

Tang cuong hop tac xanh va ben vung giua Cong dong Doanh nghiep Chau Au  va Viet Nam
Theo EuroCham, GEFE 2022 là nền tảng tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xanh, bền vững. 
Sự kiện này được tổ chức nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết tại COP26 và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được nêu trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030.

Theo ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, đây là nền tảng tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xanh, bền vững thông qua các sáng kiến, chia sẻ chuyên môn và chuyển giao công nghệ.

GEFE 2022 sẽ quy tụ những tổ chức, cá nhân hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị bền vững với hàng loạt hội nghị, triển lãm và các phiên đối thoại cấp cao.

Ngày đầu tiên của GEFE 2022 sẽ bao gồm Phiên toàn thể với Hội nghị cấp cao, có sự tham gia của đại diện Chính phủ từ phía Châu Âu và Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhằm thảo luận về các chính sách, kế hoạch quốc gia về năng lượng, rủi ro khí hậu ở tầm vĩ mô.

Cả ba ngày trong chuỗi sự kiện GEFE 2022 sẽ bao gồm các phiên thảo luận về đa dạng các chủ đề, bao gồm: năng lượng và tài chính xanh vào ngày thứ nhất, xử lý chất thải và phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

GEFE 2022 còn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, sinh viên và đại diện Chính phủ từ phía Châu Âu, Việt Nam và Đông Nam Á.

Tang cuong hop tac xanh va ben vung giua Cong dong Doanh nghiep Chau Au  va Viet Nam-Hinh-2
GEFE 2022 được tổ chức nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết tại COP26 và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được nêu trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh minh họa

Sự kiện được tổ chức với Tiểu ban Tăng trưởng Xanh của EuroCham và sẽ được hỗ trợ bởi Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, 9 Hiệp hội Doanh nghiệp trực thuộc EuroCham, các Đại sứ quán, cơ quan Chính phủ phía Châu Âu, cũng như các bộ ban ngành phía Việt Nam.

Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược với quyết tâm cao và mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế.

>>> Mời độc giả xem thêm video Doanh nghiệp Nhật thấy gì từ thị trường Việt Nam?

(Nguồn: VTV24)

Doanh nghiệp châu Âu mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Rất nhiều tập đoàn tên tuổi của châu Âu có mặt ở Việt Nam, ngày càng mở rộng quy mô đầu tư và phát triển ra các thị trường khác.

Doanh nghiệp châu Âu mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Piaggio là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của châu Âu có mặt tại Việt Nam. Nhà máy sản xuất xe máy tay ga này đi vào hoạt động từ tháng 8/2012, công suất ban đầu chỉ là 100.000 xe/năm. Đến nay, công suất sản xuất đã nâng lên gấp 3 lần, tương đương 300.000 xe/năm, tỷ lệ nội địa hóa trong mỗi chiếc xe của Piaggio đạt hơn 80%. Sự ăn nên làm ra của doanh nghiệp này kéo theo sự phát triển của một chuỗi các nhà cung ứng Việt Nam từ nguyên liệu đến dịch vụ, từ công nghiệp phụ trợ đến vận tải, logistic...

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước

(Kiến Thức) - Thuật ngữ kinh tế xanh (Green economy) lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo năm 1989 được xây dựng bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gửi cho Chính phủ Anh về chủ đề “Kế hoạch chi tiết cho kinh tế xanh”.

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước
Trong khuôn khổ hội thảo "Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam", PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh và TS. Lại Văn Mạnh - Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình bày tham luận về "Kinh nghiệm quốc tế trong, ngoài nước về phát triển mô hình kinh tế xanh".
Thành tựu quốc tế

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Làm thế nào vượt qua thách thức?

(Kiến Thức) - Mặc dù có nhiều thuận lợi trong việc phát triển mô hình kinh tế xanh ở nước ta, thế nhưng luôn có những khó khăn rất lớn. Vậy giải pháp nào giúp Việt Nam có thể vượt qua thách thức?

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Làm thế nào vượt qua thách thức?
Tại buổi hội thảo, theo PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh và TS. Lại Văn Mạnh - Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển mô hình kinh tế xanh.
Thuận lợi nhiều…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.