Tận mục xà bông Cô Ba huyền thoại Sài Gòn trước 1975

Tận mục xà bông Cô Ba huyền thoại Sài Gòn trước 1975

(Kiến Thức) - Xà bông Cô Ba có mặt trên mọi tiệm tạp hóa ở miền Nam trước 1975 và người ta không thể thống kê nổi số gia đình sử dụng sản phẩm này.

Được khai sinh bởi thương gia nổi tiếng Trương Văn Bền (1883 - 1956),  xà bông Cô Ba được coi là một trong những thương hiệu Việt "huyền thoại" của miền Nam trước 1975. Hình ảnh chụp tại Bảo tàng TP HCM.
Được khai sinh bởi thương gia nổi tiếng Trương Văn Bền (1883 - 1956), xà bông Cô Ba được coi là một trong những thương hiệu Việt "huyền thoại" của miền Nam trước 1975. Hình ảnh chụp tại Bảo tàng TP HCM.
Theo các tư liệu lịch sử, trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhận thấy tiềm năng dừa ở miền Nam rất lớn nên ông Trương Văn Bền đã lập ra công ty hóa chất mang tên Phương Đông và đầu tư vào sản xuất dầu dừa. Chính từ dầu dừa đã gợi ý cho ông đi đến bước tiếp theo là sản xuất xà bông. Năm 1932, xà bông Cô Ba chính thức ra mắt thị trường.
Theo các tư liệu lịch sử, trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhận thấy tiềm năng dừa ở miền Nam rất lớn nên ông Trương Văn Bền đã lập ra công ty hóa chất mang tên Phương Đông và đầu tư vào sản xuất dầu dừa. Chính từ dầu dừa đã gợi ý cho ông đi đến bước tiếp theo là sản xuất xà bông. Năm 1932, xà bông Cô Ba chính thức ra mắt thị trường.
Trên thực tế, tên gọi chính thức của sản phẩm này là "xà bông Việt Nam". Dù vậy, dân chúng vẫn quen gọi là xà bông Cô Ba là do trên hộp giấy của sản phẩm có in hình một người phụ nữ búi tóc đặc trưng Việt Nam. Theo lời con cháu họ Trương, cô Ba chính là vợ của ông Trương Văn Bền. Do rất yêu vợ nên ông đã dùng hình ảnh bà cho nhãn hiệu xà bông.
Trên thực tế, tên gọi chính thức của sản phẩm này là "xà bông Việt Nam". Dù vậy, dân chúng vẫn quen gọi là xà bông Cô Ba là do trên hộp giấy của sản phẩm có in hình một người phụ nữ búi tóc đặc trưng Việt Nam. Theo lời con cháu họ Trương, cô Ba chính là vợ của ông Trương Văn Bền. Do rất yêu vợ nên ông đã dùng hình ảnh bà cho nhãn hiệu xà bông.
Xà bông Cô Ba có công thức rất đơn giản: 72% là dầu dừa, còn lại là xút và hương liệu. Loại xà bông này có nhiều bọt, chất lượng không thua xà bông ngoại nhập nổi tiếng của Pháp mà giá lại rẻ hơn rất nhiều. Một mặt cục xà bông in nổi hình mặt người phụ nữ nhìn nghiêng, mặt kia in dòng chữ "Công ty Phương Đông - Việt Nam".
Xà bông Cô Ba có công thức rất đơn giản: 72% là dầu dừa, còn lại là xút và hương liệu. Loại xà bông này có nhiều bọt, chất lượng không thua xà bông ngoại nhập nổi tiếng của Pháp mà giá lại rẻ hơn rất nhiều. Một mặt cục xà bông in nổi hình mặt người phụ nữ nhìn nghiêng, mặt kia in dòng chữ "Công ty Phương Đông - Việt Nam".
Bên cạnh chất lượng tốt và giá thành rẻ, chiến lược quảng cáo bài bản của công ty Phương Đông là lý do quan trọng khiến nhãn hiệu xà bông của ông Trương Văn Bền lan rộng nhanh chóng ở miền Nam.
Bên cạnh chất lượng tốt và giá thành rẻ, chiến lược quảng cáo bài bản của công ty Phương Đông là lý do quan trọng khiến nhãn hiệu xà bông của ông Trương Văn Bền lan rộng nhanh chóng ở miền Nam.
Đầu tiên, ông Bền đánh vào tâm lý người dùng và xu thế dùng hàng nội hóa. Các quảng cáo của ông thường ghi dòng chữ “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.
Đầu tiên, ông Bền đánh vào tâm lý người dùng và xu thế dùng hàng nội hóa. Các quảng cáo của ông thường ghi dòng chữ “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.
Ông phủ dày đặc các quảng cáo sản phẩm trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo đấu cầu thủ bóng đá, đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương… Thậm chí, ông còn tổ chức các đoàn sơn đông mãi võ đi biểu diễn khắp các chợ quê miền Nam để quảng bá xà bông.
Ông phủ dày đặc các quảng cáo sản phẩm trên áp phích, trên xe điện, xe hơi, trên áo đấu cầu thủ bóng đá, đưa cả vào các thể loại âm nhạc rất được ưa chuộng như ca vọng cổ, tuồng cải lương… Thậm chí, ông còn tổ chức các đoàn sơn đông mãi võ đi biểu diễn khắp các chợ quê miền Nam để quảng bá xà bông.
Do vậy, xà bông Cô Ba đã có mặt trên hầu hết các tiệm tạp hóa ở miền Nam trước 1975 và người ta không thể thống kê nổi số gia đình sử dụng sản phẩm này.
Do vậy, xà bông Cô Ba đã có mặt trên hầu hết các tiệm tạp hóa ở miền Nam trước 1975 và người ta không thể thống kê nổi số gia đình sử dụng sản phẩm này.
Sau năm 1975, công ty xà bông của ông Trương Văn Bền trở thành Nhà máy hợp doanh xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1995, công ty lấy lại tên cũ, là công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Thương hiệu xà bông Cô Ba được khôi phục nhưng khá mờ nhạt trên thị trường do sự cạnh tranh từ các sản phẩm khác cũng như ký ức đã mai một về thương hiệu huyền thoại một thời...
Sau năm 1975, công ty xà bông của ông Trương Văn Bền trở thành Nhà máy hợp doanh xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1995, công ty lấy lại tên cũ, là công ty Phương Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Thương hiệu xà bông Cô Ba được khôi phục nhưng khá mờ nhạt trên thị trường do sự cạnh tranh từ các sản phẩm khác cũng như ký ức đã mai một về thương hiệu huyền thoại một thời...

GALLERY MỚI NHẤT