Tận mục những ngôi miếu độc nhất vô nhị ở xứ Huế

Tận mục những ngôi miếu độc nhất vô nhị ở xứ Huế

(Kiến Thức) - Miếu Đôi, miếu Chiêu Ứng Từ và miếu Âm Hồn là những ngôi miếu cổ rất đặc biệt của Cố đô Huế. Cùng điểm qua những nét chính của các ngôi miếu này.

1. Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong hai ngôi làng cổ được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam. Ngày nay, làng vẫn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc có tuổi đời hàng thế kỷ, trong đó có ngôi Miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng.
1. Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong hai ngôi làng cổ được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam. Ngày nay, làng vẫn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc có tuổi đời hàng thế kỷ, trong đó có ngôi Miếu Đôi độc đáo nằm ở đầu làng.
Ngôi Miếu Đôi ở làng cổ Phước Tích là hai  ngôi miếu có hình thức giống hệt nhau nằm cạnh nhau. Cách thức xây dựng đền miếu này không bắt gặp ở bất kỳ nơi nào khác của Việt Nam. Bên tả là miếu Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu là miếu Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng.
Ngôi Miếu Đôi ở làng cổ Phước Tích là hai ngôi miếu có hình thức giống hệt nhau nằm cạnh nhau. Cách thức xây dựng đền miếu này không bắt gặp ở bất kỳ nơi nào khác của Việt Nam. Bên tả là miếu Đào Nghệ (Bổn Nghệ), bên hữu là miếu Khai Canh, hai ông tổ nghề gốm của làng.
Theo thư tịch của làng, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi này vốn toạ lạc ở ấp Hạ Hòa. Đến năm 1849, miếu được dời đến phía đầu làng. Năm 1971, miếu lại được tái thiết. Các ngài Bổn Nghệ và Khai Canh được về thờ ở vị trí mới.
Theo thư tịch của làng, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi này vốn toạ lạc ở ấp Hạ Hòa. Đến năm 1849, miếu được dời đến phía đầu làng. Năm 1971, miếu lại được tái thiết. Các ngài Bổn Nghệ và Khai Canh được về thờ ở vị trí mới.
Miếu Đôi cũ trở thành nơi đặt bàn thờ các họ Phan và họ Lương Thanh của Tổ nghề gốm. Ngày nay, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi là điểm thăm quan lý thú dành cho du khách mỗi khi ghé thăm làng cổ Phước Tích.
Miếu Đôi cũ trở thành nơi đặt bàn thờ các họ Phan và họ Lương Thanh của Tổ nghề gốm. Ngày nay, ngôi Miếu Đôi trăm tuổi là điểm thăm quan lý thú dành cho du khách mỗi khi ghé thăm làng cổ Phước Tích.
2. Nằm trên đường Chi Lăng của thành phố Huế, Chiêu Ứng Từ là một ngôi miếu thờ cổ có kiến trúc hoa mỹ hiếm có của người Hoa gốc Hải Nam ở kinh thành Huế xưa. Đây là nơi thờ 108 người Hoa gốc Hải Nam chết trong một vụ thảm án thời vua Tự Đức.
2. Nằm trên đường Chi Lăng của thành phố Huế, Chiêu Ứng Từ là một ngôi miếu thờ cổ có kiến trúc hoa mỹ hiếm có của người Hoa gốc Hải Nam ở kinh thành Huế xưa. Đây là nơi thờ 108 người Hoa gốc Hải Nam chết trong một vụ thảm án thời vua Tự Đức.
Vụ án diễn ra vào năm 1851, khi một số quan binh trấn giữ cửa biển Thị Nại bắt giữ ba chiếc thuyền nước ngoài. Mặc dù đã trình thẻ nhà buôn nhưng 108 người Hoa trên tàu bắt được đều bị chém chết rồi đem quăng xuống biển mất xác, hàng hóa bị thu giữ. Vụ việc được ngụy tạo như một vụ trấn áp cướp biển.
Vụ án diễn ra vào năm 1851, khi một số quan binh trấn giữ cửa biển Thị Nại bắt giữ ba chiếc thuyền nước ngoài. Mặc dù đã trình thẻ nhà buôn nhưng 108 người Hoa trên tàu bắt được đều bị chém chết rồi đem quăng xuống biển mất xác, hàng hóa bị thu giữ. Vụ việc được ngụy tạo như một vụ trấn áp cướp biển.
Một nhân chứng tố cáo vụ việc khiến vua Tự Đức nổi cơn thịnh nộ. Những kẻ cầm đầu đã bị xứ tội chết, tang vật được trả lại thân nhân những người bị hại. Đến năm 1887, bang hội Hải Nam xin triều đình cho xây miếu Chiêu Ứng Từ để thờ những người đã chết trong vụ án. Năm 1908 miếu được xây lại như ngày nay.
Một nhân chứng tố cáo vụ việc khiến vua Tự Đức nổi cơn thịnh nộ. Những kẻ cầm đầu đã bị xứ tội chết, tang vật được trả lại thân nhân những người bị hại. Đến năm 1887, bang hội Hải Nam xin triều đình cho xây miếu Chiêu Ứng Từ để thờ những người đã chết trong vụ án. Năm 1908 miếu được xây lại như ngày nay.
Về mặt kiến trúc, công trình xây theo nguyên mẫu ngôi miếu ở Hải Nam nhưng kích thước thu nhỏ lại. Kể từ khi miếu được xây xong, hàng năm vào độ rằm tháng sáu Âm lịch, thân nhân các nạn nhân Hoa kiều sống tại Việt Nam hay các nước lân cận lại quy tụ về đây để làm lễ tưởng niệm.
Về mặt kiến trúc, công trình xây theo nguyên mẫu ngôi miếu ở Hải Nam nhưng kích thước thu nhỏ lại. Kể từ khi miếu được xây xong, hàng năm vào độ rằm tháng sáu Âm lịch, thân nhân các nạn nhân Hoa kiều sống tại Việt Nam hay các nước lân cận lại quy tụ về đây để làm lễ tưởng niệm.
3. Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, trong Kinh thành Huế, miếu Âm Hồn là nơi thờ hàng ngàn người đã chết trong biến cố Thất thủ Kinh đô vào đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5/7/1885.
3. Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, trong Kinh thành Huế, miếu Âm Hồn là nơi thờ hàng ngàn người đã chết trong biến cố Thất thủ Kinh đô vào đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5/7/1885.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1885, Kinh thành Huế lâm nguy khi quân Pháp đồn trú tại đây ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ. Đêm ngày 4/7/1885, 20.000 binh lính triều đình mở cuộc tổng tấn công vào các vị trí của quân Pháp. Cuộc chính biến đã bị đàn áp dã man. Hơn 1.500 người dân và binh lính thiệt mạng.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1885, Kinh thành Huế lâm nguy khi quân Pháp đồn trú tại đây ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ. Đêm ngày 4/7/1885, 20.000 binh lính triều đình mở cuộc tổng tấn công vào các vị trí của quân Pháp. Cuộc chính biến đã bị đàn áp dã man. Hơn 1.500 người dân và binh lính thiệt mạng.
Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, người dân Huế đã quyên góp tiền của xây dựng miếu Âm Hồn và lấy ngày 23/5 Âm lịch là ngày huý kị “quảy cơm chung”.
Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, người dân Huế đã quyên góp tiền của xây dựng miếu Âm Hồn và lấy ngày 23/5 Âm lịch là ngày huý kị “quảy cơm chung”.
Hàng năm vào ngày này, các cụ già cao niên thành phố Huế thường về miếu để tổ chức cúng âm hồn, tưởng niệm những anh linh đã mất vì tội ác của thực dân Pháp. Trong lễ cúng, những bài văn tế thống thiết, ai oán sẽ được cất lên.
Hàng năm vào ngày này, các cụ già cao niên thành phố Huế thường về miếu để tổ chức cúng âm hồn, tưởng niệm những anh linh đã mất vì tội ác của thực dân Pháp. Trong lễ cúng, những bài văn tế thống thiết, ai oán sẽ được cất lên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT