Tận mục những đường biên giới vô cùng nguy hiểm trên thế giới

Tận mục những đường biên giới vô cùng nguy hiểm trên thế giới

Để bảo vệ đất nước khỏi những hiểm họa về bạo lực, buôn lậu hay nhập cư trái phép, nhiều chính phủ đã xây dựng các đường biên giới nguy hiểm.

Melilla là vùng lãnh thổ tách biệt thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha và giáp với phía bắc Maroc, một quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, Maroc cho rằng vùng đất này phải thuộc về họ và luôn đòi chủ quyền.
Melilla là vùng lãnh thổ tách biệt thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha và giáp với phía bắc Maroc, một quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, Maroc cho rằng vùng đất này phải thuộc về họ và luôn đòi chủ quyền.
Nhiều người dân châu Phi coi khu vực này là cánh cửa để nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu.
Nhiều người dân châu Phi coi khu vực này là cánh cửa để nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu.
Để bảo vệ vùng đất, chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng  đường biên giới nguy hiểm là bức tường rào đôi dài 11 km, cao 6 m bằng dây thép gai và bố trí lính vũ trang canh gác cẩn mật.
Để bảo vệ vùng đất, chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng đường biên giới nguy hiểm là bức tường rào đôi dài 11 km, cao 6 m bằng dây thép gai và bố trí lính vũ trang canh gác cẩn mật.
Chính phủ Mỹ dựng những hàng rào bằng thép tại khu vực biên giới giữa Mỹ và Mexico. Trên hàng rào, họ lắp đặt nhiều camera, radar và cảm biến dùng để chống buôn lậu cũng như các hoạt động liên quan đến ma túy.
Chính phủ Mỹ dựng những hàng rào bằng thép tại khu vực biên giới giữa Mỹ và Mexico. Trên hàng rào, họ lắp đặt nhiều camera, radar và cảm biến dùng để chống buôn lậu cũng như các hoạt động liên quan đến ma túy.
Tuy nhiên, từ ban đầu, kế hoạch xây dựng này đã gây nhiều tranh cãi. Tại nhiều nơi, hàng rào không liền mạch. Nhiều người cáo buộc chính phủ "mắt nhắm mắt mở" để hàng rào "uốn" qua nhà của những người giàu trong khi người nghèo phải chứng kiến cảnh nhà của họ bị phá huỷ.
Tuy nhiên, từ ban đầu, kế hoạch xây dựng này đã gây nhiều tranh cãi. Tại nhiều nơi, hàng rào không liền mạch. Nhiều người cáo buộc chính phủ "mắt nhắm mắt mở" để hàng rào "uốn" qua nhà của những người giàu trong khi người nghèo phải chứng kiến cảnh nhà của họ bị phá huỷ.
Chi phí xây hàng rào rất cao và lấy từ tiền thuế của nhân dân. Mặt khác, nó còn chia cắt các tộc người da đỏ sống tại vùng biên giới giữa hai nước.
Chi phí xây hàng rào rất cao và lấy từ tiền thuế của nhân dân. Mặt khác, nó còn chia cắt các tộc người da đỏ sống tại vùng biên giới giữa hai nước.
Dư luận phàn nàn rằng hàng rào không giúp ích gì ngoài việc khiến nhiều người thiệt mạng vì cố gắng vượt qua nó bằng những biện pháp mạo hiểm.
Dư luận phàn nàn rằng hàng rào không giúp ích gì ngoài việc khiến nhiều người thiệt mạng vì cố gắng vượt qua nó bằng những biện pháp mạo hiểm.
Bức tường Bờ Tây dài 670 km, gồm 3 lớp hàng rào cuốn dây thép gai cao 5 m, ngăn cách giữa Israel và nhiều vùng lãnh thổ của Palestine. Theo Daily Mail, chính phủ Israel dựng bức tường này nhằm ngăn những kẻ đánh bom liều chết của nước láng giềng tấn công nước này.
Bức tường Bờ Tây dài 670 km, gồm 3 lớp hàng rào cuốn dây thép gai cao 5 m, ngăn cách giữa Israel và nhiều vùng lãnh thổ của Palestine. Theo Daily Mail, chính phủ Israel dựng bức tường này nhằm ngăn những kẻ đánh bom liều chết của nước láng giềng tấn công nước này.
Về phần người Palestine, bức tường này khiến họ gặp nhiều phiền toái. Để đi lại trong khu vực và ra ngoài, họ cần hộ chiếu và giấy phép.
Về phần người Palestine, bức tường này khiến họ gặp nhiều phiền toái. Để đi lại trong khu vực và ra ngoài, họ cần hộ chiếu và giấy phép.
Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải ở Trung Đông, giáp với Ai Cập và Israel. Về mặt pháp lý, vùng đất này không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, nó thuộc quyền tài phán của chính quyền Palestine. Theo New York Times, năm 1993, Israel tuyên bố đóng cửa với vùng lãnh thổ này và xây dựng một hàng rào điện và tường bê tông xung quanh dải Gaza với chi phí 60 triệu USD.
Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải ở Trung Đông, giáp với Ai Cập và Israel. Về mặt pháp lý, vùng đất này không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, nó thuộc quyền tài phán của chính quyền Palestine. Theo New York Times, năm 1993, Israel tuyên bố đóng cửa với vùng lãnh thổ này và xây dựng một hàng rào điện và tường bê tông xung quanh dải Gaza với chi phí 60 triệu USD.

GALLERY MỚI NHẤT