Tận mục ngôi chùa cực độc đáo ở phố núi Gia Lai

Tận mục ngôi chùa cực độc đáo ở phố núi Gia Lai

(Kiến Thức) - Không chỉ có kiến trúc lạ mắt và ấn tượng, chùa Bửu Minh còn là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam.  

Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, ngôi chùa Bửu Minh là một trong những  ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Nguyên.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, ngôi chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Nguyên.
Tiền thân của chùa là một nơi thờ tự có tên “Sơn Hải Miếu”. Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961 đến nay. Từ năm 2003, chùa được xây dựng mới với quy mô lớn và kiến trúc rất độc đáo.
Tiền thân của chùa là một nơi thờ tự có tên “Sơn Hải Miếu”. Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961 đến nay. Từ năm 2003, chùa được xây dựng mới với quy mô lớn và kiến trúc rất độc đáo.
Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ, với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan.
Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ, với mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan.
Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo mô hình “Hiển Lâm Các” của Đại nội Huế, có 5 mái (tượng trưng cho ngũ phước).
Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo mô hình “Hiển Lâm Các” của Đại nội Huế, có 5 mái (tượng trưng cho ngũ phước).
Điểm nhấn của ngôi chùa là mái sau chính điện, được thiết kế với phần tháp ngay chính giữa tâm mái, tạo một không gian chung bên trong tháp và chánh điện. Với chiều cao từ nền chánh điện đến đỉnh tháp hơn 47 mét, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam.
Điểm nhấn của ngôi chùa là mái sau chính điện, được thiết kế với phần tháp ngay chính giữa tâm mái, tạo một không gian chung bên trong tháp và chánh điện. Với chiều cao từ nền chánh điện đến đỉnh tháp hơn 47 mét, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam.
Thân của tháp chùa được thiết kế theo hình vuông đều nhau ở 3 tầng chính với đường kính hơn 3 mét, ngọn tháp cũng có các chi tiết chạm khắc sắc sảo. Các góc mái của 3 tầng tháp có gắn kết những con rồng uyển chuyển.
Thân của tháp chùa được thiết kế theo hình vuông đều nhau ở 3 tầng chính với đường kính hơn 3 mét, ngọn tháp cũng có các chi tiết chạm khắc sắc sảo. Các góc mái của 3 tầng tháp có gắn kết những con rồng uyển chuyển.
Phần cong tại các góc mái vươn dài ra hơn 3 mét, được gắn kết hình cá rồng theo mô típ của chùa Một Cột và đầu rồng theo mô típ chùa Tây Phương ở Hà Nội.
Phần cong tại các góc mái vươn dài ra hơn 3 mét, được gắn kết hình cá rồng theo mô típ của chùa Một Cột và đầu rồng theo mô típ chùa Tây Phương ở Hà Nội.
Chính điện rộng 520 m2 nền vách được phối bởi màu sắc phù hợp, tạo cảm giác ấm cúng và sự trang nghiêm. Trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca ngồi bằng đá trắng cao 3 mét. Vách sau lưng tượng được thiết kế một con rồng uốn mình vươn lên, miệng ngậm chiếc “bảo cái” (như lộng che) trên đầu Phật.
Chính điện rộng 520 m2 nền vách được phối bởi màu sắc phù hợp, tạo cảm giác ấm cúng và sự trang nghiêm. Trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca ngồi bằng đá trắng cao 3 mét. Vách sau lưng tượng được thiết kế một con rồng uốn mình vươn lên, miệng ngậm chiếc “bảo cái” (như lộng che) trên đầu Phật.
Bên phải sân chùa có tượng Thích Ca lộ thiên cao hơn 3 mét trong thế ngồi thiền, cùng pho tượng Thích Ca ở thế nằm (dài 11 mét) với gương mặt thanh thản tự tại. Đây là 2 công trình nghệ thuật do chính tay trụ trì Thầy Giác Tâm và một số thợ cùng làm trong nhiều năm.
Bên phải sân chùa có tượng Thích Ca lộ thiên cao hơn 3 mét trong thế ngồi thiền, cùng pho tượng Thích Ca ở thế nằm (dài 11 mét) với gương mặt thanh thản tự tại. Đây là 2 công trình nghệ thuật do chính tay trụ trì Thầy Giác Tâm và một số thợ cùng làm trong nhiều năm.
Chùa Bửu Minh đã trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều du khách mỗi khi ghé thăm phố núi Gia Lai.
Chùa Bửu Minh đã trở thành một điểm đến thu hút rất nhiều du khách mỗi khi ghé thăm phố núi Gia Lai.

GALLERY MỚI NHẤT