Tận mục loài rùa cực to, có răng nanh của Việt Nam

Tận mục loài rùa cực to, có răng nanh của Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ có kích cỡ đáng nể, đây còn là một loài rùa có "răng nanh" rất độc đáo.

 Rùa răng (Hieremys annandalii) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm Emydidae, phân bố tại nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau... Ảnh chụp tại Thảo Cầm Viên, TP HCM.
Rùa răng (Hieremys annandalii) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm Emydidae, phân bố tại nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau... Ảnh chụp tại Thảo Cầm Viên, TP HCM.
Với chiều dài 50cm, cận nặng đạt đến 15 kg khi trưởng thành, đây là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa đầm ở Việt Nam.
Với chiều dài 50cm, cận nặng đạt đến 15 kg khi trưởng thành, đây là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa đầm ở Việt Nam.
Tên gọi rùa răng bắt nguồn từ nét đặc trưng của loài rùa này là có mỏ làm thành hai mấu nhọn hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.
Tên gọi rùa răng bắt nguồn từ nét đặc trưng của loài rùa này là có mỏ làm thành hai mấu nhọn hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.
Mai rùa phồng, thuôn dài, màu nâu thẫm hay đen. Đầu rùa màu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng.
Mai rùa phồng, thuôn dài, màu nâu thẫm hay đen. Đầu rùa màu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng.
Chân rùa dẹp, ngón chân có màng da, một đặc điểm chung của các loài rùa đầm.
Chân rùa dẹp, ngón chân có màng da, một đặc điểm chung của các loài rùa đầm.
Rùa răng chủ yếu sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.
Rùa răng chủ yếu sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.
Chúng ăn thực vật thủy sinh, trong điều kiện nuôi còn ăn quả và các loại rau.
Chúng ăn thực vật thủy sinh, trong điều kiện nuôi còn ăn quả và các loại rau.
Rùa răng được đánh giá là một loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, được nuôi ở nhiều vườn thú, khu bảo tồn ở khu vực và thế giới.
Rùa răng được đánh giá là một loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, được nuôi ở nhiều vườn thú, khu bảo tồn ở khu vực và thế giới.
Trong tự nhiên, số lượng rùa răng đã giảm sút mạnh trong những năm gần đây do nạn săn bắt, buôn bán và ô nhiễm môi trường.
Trong tự nhiên, số lượng rùa răng đã giảm sút mạnh trong những năm gần đây do nạn săn bắt, buôn bán và ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, một số trang trại ở miền Nam Việt Nam đã nhân nuôi thành công loài rùa "có răng" độc đáo này.
Hiện nay, một số trang trại ở miền Nam Việt Nam đã nhân nuôi thành công loài rùa "có răng" độc đáo này.
Rùa răng trong ao chùa Nam Thiên Nhất Trụ ở Thủ Đức, TP HCM.
Rùa răng trong ao chùa Nam Thiên Nhất Trụ ở Thủ Đức, TP HCM.
Rùa răng trong hồ cảnh của một hội quán người Hoa tại Chợ Lớn, TP HCM.
Rùa răng trong hồ cảnh của một hội quán người Hoa tại Chợ Lớn, TP HCM.
Một số hình ảnh khác về loài rùa răng của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về loài rùa răng của Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT