Tận mục loài mèo rừng quý hiếm mới phát hiện trên đỉnh Trường Sơn

Tận mục loài mèo rừng quý hiếm mới phát hiện trên đỉnh Trường Sơn

Mới đây, qua trích xuất dữ liệu từ máy bẫy ảnh kỹ thuật số, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã ghi nhận hàng chục con mèo rừng đi kiếm ăn trong lâm phần thuộc đơn vị quản lý.

Đây là ghi nhận quan trọng, để đơn vị này tiếp tục có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ hữu hiệu  mèo rừng cũng như các loài động vật hoang dã khác.
Đây là ghi nhận quan trọng, để đơn vị này tiếp tục có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ hữu hiệu mèo rừng cũng như các loài động vật hoang dã khác.
Mèo rừng là động vật hoang dã thuộc nhóm IIB nguy cấp, quý hiếm đang hiện diện giữa núi rừng Trường Sơn và đang được bảo vệ tốt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).
Mèo rừng là động vật hoang dã thuộc nhóm IIB nguy cấp, quý hiếm đang hiện diện giữa núi rừng Trường Sơn và đang được bảo vệ tốt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).
Những năm qua, ngoài việc tuần tra rừng thường xuyên, công tác tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã luôn được Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông chú trọng. Nhờ vậy, người dân dần hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng.
Những năm qua, ngoài việc tuần tra rừng thường xuyên, công tác tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã luôn được Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông chú trọng. Nhờ vậy, người dân dần hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng.
Đây là ghi nhận quan trọng, để Ban Quản lý Khu BTTN tiếp tục có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ hữu hiệu loài mèo cùng với các loài động vật hoang dã (ĐVHD) khác.
Đây là ghi nhận quan trọng, để Ban Quản lý Khu BTTN tiếp tục có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ hữu hiệu loài mèo cùng với các loài động vật hoang dã (ĐVHD) khác.
Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông cho biết, để bảo vệ tốt các loài ĐVHD nói chung và loài mèo rừng nói riêng, đơn vị này đang phối hợp với dự án VFBC triển khai thành lập đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy chuyên nghiệp.
Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông cho biết, để bảo vệ tốt các loài ĐVHD nói chung và loài mèo rừng nói riêng, đơn vị này đang phối hợp với dự án VFBC triển khai thành lập đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy chuyên nghiệp.
Đội này dự kiến mỗi tháng đi rừng 16 ngày để thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy với mục đích là giảm thiểu nguy cơ tác động tiêu cực đến ĐVHD và tạo cho chúng có môi trường sống tốt hơn.
Đội này dự kiến mỗi tháng đi rừng 16 ngày để thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy với mục đích là giảm thiểu nguy cơ tác động tiêu cực đến ĐVHD và tạo cho chúng có môi trường sống tốt hơn.
Đây là giống mèo rừng quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, có tên gọi là mèo cẩm thạch, hay mèo gấm.
Đây là giống mèo rừng quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, có tên gọi là mèo cẩm thạch, hay mèo gấm.
Mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới.
Mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới.
Kích thước mèo gấm tương đương mèo nhà, dài khoảng 60 cm, trọng lượng từ 2-5kg nhưng điểm khác biệt là đuôi khá dài, lên đến 55 cm.
Kích thước mèo gấm tương đương mèo nhà, dài khoảng 60 cm, trọng lượng từ 2-5kg nhưng điểm khác biệt là đuôi khá dài, lên đến 55 cm.
Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp, cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo này có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh, chân và đuôi có nhiều đốm thẫm.
Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp, cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo này có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh, chân và đuôi có nhiều đốm thẫm.
Hiện nay, số lượng mèo gấm trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 con và chúng vẫn đang tiếp tục giảm. Quỹ Thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cảnh báo, mèo rừng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng, được xếp vào Sách đỏ, cần bảo vệ khẩn cấp.
Hiện nay, số lượng mèo gấm trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 con và chúng vẫn đang tiếp tục giảm. Quỹ Thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cảnh báo, mèo rừng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng, được xếp vào Sách đỏ, cần bảo vệ khẩn cấp.
Nguyên nhân là vì chúng có bộ lông sặc sỡ nên nhiều người tìm cách săn bắt để lấy lông hoặc làm thú nuôi. Ngoài ra, nạn phá rừng xảy ra càng nhiều làm cho môi trường sống của mèo rừng cũng bị thu hẹp.
Nguyên nhân là vì chúng có bộ lông sặc sỡ nên nhiều người tìm cách săn bắt để lấy lông hoặc làm thú nuôi. Ngoài ra, nạn phá rừng xảy ra càng nhiều làm cho môi trường sống của mèo rừng cũng bị thu hẹp.
Mời quý độc giả xem video: Tại sao loài mèo luôn lạnh lùng nhưng con sen vẫn mê tít? Nguồn: Kienthucnet.

GALLERY MỚI NHẤT