Tận mục “hóa thạch sống” có máu đắt như vàng ngoe nguẩy ở Việt Nam

Tận mục “hóa thạch sống” có máu đắt như vàng ngoe nguẩy ở Việt Nam

Do chỉ biến đổi rất ít so với các tổ tiên tồn tại cách đây 400 triệu năm, các con vật này được coi là hóa thạch sống trong thế giới tự nhiên. Mỗi một ga lông (3,78 lít) máu của chúng trị giá tới 60.000 USD.

Một  con so, hay cua móng ngựa (Carcinoscorpius rotundicauda) trong bể nuôi ở Viện Hải dương học Nha Trang. Đây là một trong bốn loài giáp xác họ Sam còn tồn tại, được tìm thấy ở khu vực ven biển thuộc Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Một con so, hay cua móng ngựa (Carcinoscorpius rotundicauda) trong bể nuôi ở Viện Hải dương học Nha Trang. Đây là một trong bốn loài giáp xác họ Sam còn tồn tại, được tìm thấy ở khu vực ven biển thuộc Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Các loài sam có đặc điểm chung là thân có vỏ cứng hình móng ngựa, chia làm ba phần: giáp đầu ngực, giáp bụng và đuôi kiếm. Mặt dưới của chúng có 6 đôi chi đầu ngực và 6 đôi chi giáp bụng. Chúng có hai mắt kép nằm ở trên lưng.
Các loài sam có đặc điểm chung là thân có vỏ cứng hình móng ngựa, chia làm ba phần: giáp đầu ngực, giáp bụng và đuôi kiếm. Mặt dưới của chúng có 6 đôi chi đầu ngực và 6 đôi chi giáp bụng. Chúng có hai mắt kép nằm ở trên lưng.
Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Khi đó, con đực bám trên lưng con cái bằng hai mấu gai đặc biệt trên giáp vỏ của chúng để tiến hành giao phối. Lượng trứng trung bình của sam cái là 20.000. Trứng nở sau 6 – 8 ngày được ấp dưới cát.
Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Khi đó, con đực bám trên lưng con cái bằng hai mấu gai đặc biệt trên giáp vỏ của chúng để tiến hành giao phối. Lượng trứng trung bình của sam cái là 20.000. Trứng nở sau 6 – 8 ngày được ấp dưới cát.
Do chỉ biến đổi rất ít so với các tổ tiên tồn tại cách đây 400 triệu năm, các loài sam biển được coi là hóa thạch sống trong thế giới tự nhiên.
Do chỉ biến đổi rất ít so với các tổ tiên tồn tại cách đây 400 triệu năm, các loài sam biển được coi là hóa thạch sống trong thế giới tự nhiên.
Những con, còn gọi là sam nhỏ, so trưởng thành dài khoảng 20 – 25 cm, chưa kể đuôi, trọng lượng chưa đến 1 kg. Chúng nhỏ hơn loài họ hàng hiện diện ở Việt Nam là con sam (Tachypleus tridentatus) và thường bị nhầm lẫn với loài này.
Những con, còn gọi là sam nhỏ, so trưởng thành dài khoảng 20 – 25 cm, chưa kể đuôi, trọng lượng chưa đến 1 kg. Chúng nhỏ hơn loài họ hàng hiện diện ở Việt Nam là con sam (Tachypleus tridentatus) và thường bị nhầm lẫn với loài này.
Nếu như con sam là một loại hải sản nổi tiếng thì con so lại không thể ăn được do có chứa độc tố tetrodotoxins rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp ngộ độc so (do nhầm với con sam) đã được ghi nhận ở Việt Nam những năm qua.
Nếu như con sam là một loại hải sản nổi tiếng thì con so lại không thể ăn được do có chứa độc tố tetrodotoxins rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp ngộ độc so (do nhầm với con sam) đã được ghi nhận ở Việt Nam những năm qua.
Ngoài kích cỡ, con so và con sam có sự khác biệt dễ nhận biết ở phần đuôi. Đuôi sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Còn đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc hình trứng, không có gai.
Ngoài kích cỡ, con so và con sam có sự khác biệt dễ nhận biết ở phần đuôi. Đuôi sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Còn đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc hình trứng, không có gai.
Dù rất độc, con so lại là một nguồn dược liệu quý của y học hiện đại. Máu cúa chúng có màu xanh lam, chứa một chất hóa học được gọi là Limulus amoebocyte lysate (LAL), là thành phần quan trọng của thuốc thử để kiểm tra độc tố của vi khuẩn.
Dù rất độc, con so lại là một nguồn dược liệu quý của y học hiện đại. Máu cúa chúng có màu xanh lam, chứa một chất hóa học được gọi là Limulus amoebocyte lysate (LAL), là thành phần quan trọng của thuốc thử để kiểm tra độc tố của vi khuẩn.
Hàng trăm nghìn con của móng ngựa thuộc các loài khác nhau đã được đánh bắt mỗi năm để cung cấp máu cho các cơ sở chuyên khoa đặc biệt ở Mỹ và châu Á. Mỗi một ga lông (3,78 lít) máu của chúng trị giá tới 60.000 USD.
Hàng trăm nghìn con của móng ngựa thuộc các loài khác nhau đã được đánh bắt mỗi năm để cung cấp máu cho các cơ sở chuyên khoa đặc biệt ở Mỹ và châu Á. Mỗi một ga lông (3,78 lít) máu của chúng trị giá tới 60.000 USD.
Trên phương diện bảo tồn, con so được coi là một loài Thiếu dữ liệu (không đủ thông tin về số lượng hiện hữu). Dù còn được bắt gặp phổ biến, chúng được cho là dễ bị tổn thương bởi tình trạng đánh bắt quá độ, ô nhiễm môi trường biển và biến đổi khí hậu.
Trên phương diện bảo tồn, con so được coi là một loài Thiếu dữ liệu (không đủ thông tin về số lượng hiện hữu). Dù còn được bắt gặp phổ biến, chúng được cho là dễ bị tổn thương bởi tình trạng đánh bắt quá độ, ô nhiễm môi trường biển và biến đổi khí hậu.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT