Tận mục cuộc sống di dân "mắc kẹt" ngoài khơi Italy

Tận mục cuộc sống di dân "mắc kẹt" ngoài khơi Italy

(Kiến Thức) - Sau khi được tàu Sea-Watch của Đức giải cứu, 42 người di cư đã được đưa vào vùng biển ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy và họ vẫn ở trên con tàu này suốt những ngày qua.

Trước đó, ngày 12/6, tàu Sea-Watch 3 đã giải cứu 53 di dân trôi dạt trên một chiếc xuồng cao su ở ngoài khơi bờ biển Libya. 11 người trong số họ sau đó được lực lượng cảnh sát biển Italy đưa khỏi tàu vì lý do sức khỏe. (Nguồn ảnh: Reuters)
Trước đó, ngày 12/6, tàu Sea-Watch 3 đã giải cứu 53 di dân trôi dạt trên một chiếc xuồng cao su ở ngoài khơi bờ biển Libya. 11 người trong số họ sau đó được lực lượng cảnh sát biển Italy đưa khỏi tàu vì lý do sức khỏe. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đến ngày 26/6, con tàu chở theo 42 người di cư còn lại đã đi vào vùng biển ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy, bất chấp một lệnh cấm của Chính phủ Italy về việc không cho phép tàu đi vào lãnh hải nước này. Thuyền trưởng tàu này cho rằng tàu được phép vào vùng biển này theo luật khẩn cấp hàng hải.
Đến ngày 26/6, con tàu chở theo 42 người di cư còn lại đã đi vào vùng biển ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy, bất chấp một lệnh cấm của Chính phủ Italy về việc không cho phép tàu đi vào lãnh hải nước này. Thuyền trưởng tàu này cho rằng tàu được phép vào vùng biển này theo luật khẩn cấp hàng hải.
Những người dân di cư vẫn sống trên tàu Sea-Watch 3 suốt những ngày qua.
Những người dân di cư vẫn sống trên tàu Sea-Watch 3 suốt những ngày qua.
Thuyền trưởng tàu cứu hộ Sea-Watch 3 cho biết các nước Châu Âu dường như không quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho 42 di dân trên tàu của cô.
Thuyền trưởng tàu cứu hộ Sea-Watch 3 cho biết các nước Châu Âu dường như không quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho 42 di dân trên tàu của cô.
Các di dân nằm nghỉ trên tàu Sea-Watch 3 ngày 27/6.
Các di dân nằm nghỉ trên tàu Sea-Watch 3 ngày 27/6.
Trước đó, Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã ra phán quyết rằng Italy không có nghĩa vụ phải nhận người di cư từ tàu trên, dù vẫn phải cung cấp các hỗ trợ trên biển.
Trước đó, Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã ra phán quyết rằng Italy không có nghĩa vụ phải nhận người di cư từ tàu trên, dù vẫn phải cung cấp các hỗ trợ trên biển.
Tàu Sea-Watch 3 đã từ chối đưa người di cư trở lại Libya, đồng thời khẳng định rằng Tripoli không phải là một cảng an toàn để họ trở về.
Tàu Sea-Watch 3 đã từ chối đưa người di cư trở lại Libya, đồng thời khẳng định rằng Tripoli không phải là một cảng an toàn để họ trở về.
Theo thống kê, năm 2014, hơn 12.000 người đã thiệt mạng trên đường chạy thoát khỏi Libya để sang Châu Âu bằng cách vượt qua vùng biển nguy hiểm nhất thế giới.
Theo thống kê, năm 2014, hơn 12.000 người đã thiệt mạng trên đường chạy thoát khỏi Libya để sang Châu Âu bằng cách vượt qua vùng biển nguy hiểm nhất thế giới.
Hai di dân ngồi trên tàu Sea-Watch.
Hai di dân ngồi trên tàu Sea-Watch.
Những người nhập cư này vẫn chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.
Những người nhập cư này vẫn chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.
Con tàu hiện đang ở cách cảng Lampedusa khoảng 1,6 km.
Con tàu hiện đang ở cách cảng Lampedusa khoảng 1,6 km.
Mời độc giả xem thêm video: Mỹ căng mình ngăn làn sóng nhập cư (Nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT