Tận mục chiếc còi báo động khổng lồ của Hà Nội thời chiến

Tận mục chiếc còi báo động khổng lồ của Hà Nội thời chiến

Chiếc còi có kích thước lớn, chiều cao 1,12 mét, đường kính 1,82 mét với 8 loa chĩa về 8 hướng. Các loa có hình phễu, mỗi loa dài 65 cm, đường kính loa 26 cm, được xoay xung quanh trục cố định...

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tiếng còi báo động rú vang cùng tiếng loa phát thanh: “Đồng bào chú ý!... Đồng bào chú ý!... Máy bay địch cách Hà Nội…” đã trở thành một âm thanh quen thuộc đối với cư dân Thủ đô. Bảo tàng Hà Nội là nơi lưu giữ một hiện vật đặc biệt gắn với ký ức lịch sử này.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tiếng còi báo động rú vang cùng tiếng loa phát thanh: “Đồng bào chú ý!... Đồng bào chú ý!... Máy bay địch cách Hà Nội…” đã trở thành một âm thanh quen thuộc đối với cư dân Thủ đô. Bảo tàng Hà Nội là nơi lưu giữ một hiện vật đặc biệt gắn với ký ức lịch sử này.
Đó là chiếc còi báo động công suất lớn gồm 8 loa, do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất và từng được đặt trên nóc Nhà máy, có chức năng báo động cho Nhân dân, công nhân trú ẩn an toàn, lực lượng chiến đấu vào vị trí sẵn sàng tác chiến trong giai đoạn khói lửa của Thủ đô Hà Nội.
Đó là chiếc còi báo động công suất lớn gồm 8 loa, do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất và từng được đặt trên nóc Nhà máy, có chức năng báo động cho Nhân dân, công nhân trú ẩn an toàn, lực lượng chiến đấu vào vị trí sẵn sàng tác chiến trong giai đoạn khói lửa của Thủ đô Hà Nội.
Chiếc còi có kích thước lớn, chiều cao 1,12 mét, đường kính 1,82 mét với 8 loa chĩa về 8 hướng. Các loa có hình phễu, mỗi loa dài 65 cm, đường kính loa 26 cm, được xoay xung quanh trục cố định, có rãnh thông khí. Ở phần trên cùng có nắp hình nón cao 45 cm, đường kính 70 cm.
Chiếc còi có kích thước lớn, chiều cao 1,12 mét, đường kính 1,82 mét với 8 loa chĩa về 8 hướng. Các loa có hình phễu, mỗi loa dài 65 cm, đường kính loa 26 cm, được xoay xung quanh trục cố định, có rãnh thông khí. Ở phần trên cùng có nắp hình nón cao 45 cm, đường kính 70 cm.
Dưới loa có gắn mô-tơ, khi hoạt động sẽ làm quay trục cùng hệ thống loa và phát ra âm thanh lớn, bao phủ một vùng có bán kính khoảng 5 km. Giàn loa được đặt trên ba chân bằng thép chữ U chắc chắn, cao 56 cm.
Dưới loa có gắn mô-tơ, khi hoạt động sẽ làm quay trục cùng hệ thống loa và phát ra âm thanh lớn, bao phủ một vùng có bán kính khoảng 5 km. Giàn loa được đặt trên ba chân bằng thép chữ U chắc chắn, cao 56 cm.
Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, Hà Nội có hệ thống còi điện báo động phòng không được thiết lập khắp thành phố cùng hệ thống loa lớn, nhỏ giúp cho việc báo động được kịp thời.
Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, Hà Nội có hệ thống còi điện báo động phòng không được thiết lập khắp thành phố cùng hệ thống loa lớn, nhỏ giúp cho việc báo động được kịp thời.
Khi có tín hiệu máy bay Mỹ sắp đến, người chỉ huy sẽ có nhiệm vụ bấm nút còi từ hầm Bộ Tổng tham mưu, lập tức chiếc còi trung tâm sẽ rú vang, sau khi nhận được tín hiệu 15 chiếc còi còn lại sẽ đồng loạt rú vang theo.
Khi có tín hiệu máy bay Mỹ sắp đến, người chỉ huy sẽ có nhiệm vụ bấm nút còi từ hầm Bộ Tổng tham mưu, lập tức chiếc còi trung tâm sẽ rú vang, sau khi nhận được tín hiệu 15 chiếc còi còn lại sẽ đồng loạt rú vang theo.
Chiếc còi trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội chính là 1 trong số 15 chiếc còi đã góp phần bảo vệ quân dân Hà Nội trước những trận bom tàn khốc. Sau chiến tranh, cuộc sống trở lại bình thường, chiếc còi này được dùng để báo giờ tan ca của công nhân nhà máy.
Chiếc còi trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội chính là 1 trong số 15 chiếc còi đã góp phần bảo vệ quân dân Hà Nội trước những trận bom tàn khốc. Sau chiến tranh, cuộc sống trở lại bình thường, chiếc còi này được dùng để báo giờ tan ca của công nhân nhà máy.
Tiếng còi ấy đã đi vào ký ức một thời của người dân Hà Nội, một âm thanh rất đỗi quen thuộc đối với công nhân Nhà máy Cơ Khí Hà Nội (nay là Công ty CP Cơ khí Hà Nội, số 74 Nguyễn Trãi) cùng những người dân sống ở khu vực này... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Hà Nội).
Tiếng còi ấy đã đi vào ký ức một thời của người dân Hà Nội, một âm thanh rất đỗi quen thuộc đối với công nhân Nhà máy Cơ Khí Hà Nội (nay là Công ty CP Cơ khí Hà Nội, số 74 Nguyễn Trãi) cùng những người dân sống ở khu vực này... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Hà Nội).
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

GALLERY MỚI NHẤT