Tận mục 4 con sông đẹp tại các di sản thế giới ở Việt Nam

Tận mục 4 con sông đẹp tại các di sản thế giới ở Việt Nam

Với cảnh sắc thơ mộng, trữ tình, những dòng sông này là điểm nhấn không thể thiếu tại các điểm đến nổi tiếng của nước ta.

Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình được UNESCO công nhận là  Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Tam Cốc thuộc quần thể này, nằm trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Sông Ngô Đồng như con đường thủy độc đạo đưa du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Tam Cốc. Uốn lượn duyên dáng giữa cảnh núi non hùng vĩ, sông không có đê kè hai bên, chỉ có những cánh đồng lúa đến mùa lại thơm ngát chín vàng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Phan Khánh.
Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Tam Cốc thuộc quần thể này, nằm trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Sông Ngô Đồng như con đường thủy độc đạo đưa du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Tam Cốc. Uốn lượn duyên dáng giữa cảnh núi non hùng vĩ, sông không có đê kè hai bên, chỉ có những cánh đồng lúa đến mùa lại thơm ngát chín vàng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Phan Khánh.
Theo trang thông tin Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc chính là 3 hang xuyên qua lòng núi, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Đây đều là những hang động xuyên thủy, được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng xuyên qua núi mà tạo thành hang. Ảnh: Hoàng Trí Thức.
Theo trang thông tin Quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc chính là 3 hang xuyên qua lòng núi, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Đây đều là những hang động xuyên thủy, được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng xuyên qua núi mà tạo thành hang. Ảnh: Hoàng Trí Thức.
Nằm ở tỉnh Quảng Bình, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích hơn 123.300 ha, được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và ý nghĩa toàn cầu, với phần lớn diện tích là đá vôi. Vườn được UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 2003 (tiêu chí địa chất, địa mạo) và 2015 (tiêu chí hệ sinh thái, đa dạng sinh học). Nơi đây có dòng sông Son thơ mộng, đi thuyền trên sông khám phá động Phong Nha là trải nghiệm du khách không thể bỏ qua. Ảnh: Phong Nha Explorer.
Nằm ở tỉnh Quảng Bình, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích hơn 123.300 ha, được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và ý nghĩa toàn cầu, với phần lớn diện tích là đá vôi. Vườn được UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 2003 (tiêu chí địa chất, địa mạo) và 2015 (tiêu chí hệ sinh thái, đa dạng sinh học). Nơi đây có dòng sông Son thơ mộng, đi thuyền trên sông khám phá động Phong Nha là trải nghiệm du khách không thể bỏ qua. Ảnh: Phong Nha Explorer.
Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Kinh thành Huế là bộ phận quan trọng của di sản. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ bắc sông Hương, xoay mặt về hướng nam theo triết lý phương Đông và truyền thống kiến trúc Việt Nam. Sông Hương trước mặt là minh đường tụ thủy, bên kia sông là núi Ngự như bức bình phong thiên nhiên, làm tiền án. Trên sông Hương có cồn Hến và cồn Dã Viên, ở thế tả thanh long - hữu bạch hổ, cùng chầu về kinh thành. Ảnh: L.T.T.
Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Kinh thành Huế là bộ phận quan trọng của di sản. Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ bắc sông Hương, xoay mặt về hướng nam theo triết lý phương Đông và truyền thống kiến trúc Việt Nam. Sông Hương trước mặt là minh đường tụ thủy, bên kia sông là núi Ngự như bức bình phong thiên nhiên, làm tiền án. Trên sông Hương có cồn Hến và cồn Dã Viên, ở thế tả thanh long - hữu bạch hổ, cùng chầu về kinh thành. Ảnh: L.T.T.
Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương, là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở đất cố đô. Tương truyền chùa được chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng lên để "tụ linh khí, bền long mạch", đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Trong sân chùa có tháp Phước Duyên, một điểm nhấn kiến trúc hình bát giác độc đáo. Với nhiều du khách khi đến Huế, chùa Thiên Mụ là địa điểm không thể không viếng thăm. Ảnh: Tài Phạm.
Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương, là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở đất cố đô. Tương truyền chùa được chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng lên để "tụ linh khí, bền long mạch", đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Trong sân chùa có tháp Phước Duyên, một điểm nhấn kiến trúc hình bát giác độc đáo. Với nhiều du khách khi đến Huế, chùa Thiên Mụ là địa điểm không thể không viếng thăm. Ảnh: Tài Phạm.
Đô thị cổ Hội An nằm ở tả ngạn, hạ lưu sông Thu Bồn, một dòng sông quan trọng cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân xứ Quảng. Một nhánh nhỏ của đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An, lượn sát phố cổ thường được gọi là sông Hoài. Có ý kiến cho rằng có lẽ vì thế, nên nơi đây còn được nhắc đến với danh xưng Hoài Phố. Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: Nguyễn Sanh Quốc Huy.
Đô thị cổ Hội An nằm ở tả ngạn, hạ lưu sông Thu Bồn, một dòng sông quan trọng cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân xứ Quảng. Một nhánh nhỏ của đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An, lượn sát phố cổ thường được gọi là sông Hoài. Có ý kiến cho rằng có lẽ vì thế, nên nơi đây còn được nhắc đến với danh xưng Hoài Phố. Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: Nguyễn Sanh Quốc Huy.
Chùa Cầu là một trong những di tích tiêu biểu nhất ở Hội An. Đây là chiếc cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai, trên cầu có ngôi chùa gỗ. Trang TTĐT TP Hội An cho biết chùa còn có tên chữ là Lai Viễn Kiều, do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào năm 1719, có nghĩa là cầu của người phương xa đến. Ảnh: Trần Hùng Phương.
Chùa Cầu là một trong những di tích tiêu biểu nhất ở Hội An. Đây là chiếc cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai, trên cầu có ngôi chùa gỗ. Trang TTĐT TP Hội An cho biết chùa còn có tên chữ là Lai Viễn Kiều, do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào năm 1719, có nghĩa là cầu của người phương xa đến. Ảnh: Trần Hùng Phương.
Cao lầu Hội An chinh phục gia đình du khách Mỹ Không khí cổ kính và nhiều món ngon như trà thảo mộc, cao lầu của Hội An (Quảng Nam) chinh phục gia đình người Mỹ trong chuyến du lịch đến Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT