Tận mắt đoàn tàu tên lửa Nga khiến Mỹ “kinh hãi”

Tận mắt đoàn tàu tên lửa Nga khiến Mỹ “kinh hãi”

(Kiến Thức) - 56 đoàn tàu hỏa chạy trên đường sắt với tốc độ chậm chạp của Liên Xô từng khiến cho Mỹ và phương Tây phải khiếp sợ, kinh hãi.

Trong lịch sử phát triển vũ khí, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa là một trong những vũ khí đáng sợ đó. Đầu những năm 1980, Viện thiết kế Yuzhnoye (Liên Xô) đã bắt tay vào việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp với tòa tàu giống như toa tàu hỏa dân sự thông thường.
Trong lịch sử phát triển vũ khí, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa là một trong những vũ khí đáng sợ đó. Đầu những năm 1980, Viện thiết kế Yuzhnoye (Liên Xô) đã bắt tay vào việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp với tòa tàu giống như toa tàu hỏa dân sự thông thường.
Lợi thế của hệ thống tên lửa đặt trên tàu hỏa đó là tính ngụy trang tuyệt vời, nó có thể di chuyển trên hệ thống đường sắt chung của Liên Xô. “Lẩn” giữa hàng trăm, hàng nghìn tàu hỏa dân sự khác thì đoàn tàu tên lửa này khiến tình báo Mỹ, phương Tây cực khó để xác định chính xác đánh đòn tấn công vô hiệu hóa. Nó cơ động hơn, ngụy trang tốt hơn rất nhiều so với hệ thống tên lửa đặt ở giếng phóng mặt đất hay kể cả đặt trên xe vận tải.
Lợi thế của hệ thống tên lửa đặt trên tàu hỏa đó là tính ngụy trang tuyệt vời, nó có thể di chuyển trên hệ thống đường sắt chung của Liên Xô. “Lẩn” giữa hàng trăm, hàng nghìn tàu hỏa dân sự khác thì đoàn tàu tên lửa này khiến tình báo Mỹ, phương Tây cực khó để xác định chính xác đánh đòn tấn công vô hiệu hóa. Nó cơ động hơn, ngụy trang tốt hơn rất nhiều so với hệ thống tên lửa đặt ở giếng phóng mặt đất hay kể cả đặt trên xe vận tải.
Tất nhiên, việc phát triển một hệ thống như vậy là yêu cầu rất khó. Vì hệ thống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) rất phức tạp, chịu tải lớn.
Tất nhiên, việc phát triển một hệ thống như vậy là yêu cầu rất khó. Vì hệ thống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) rất phức tạp, chịu tải lớn.
Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường.
Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường.
Tất nhiên, sau cùng thì Viện thiết kế Yuzhnoye vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao với biến thể hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu hỏa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24), chính thức triển khai năm 1989.
Tất nhiên, sau cùng thì Viện thiết kế Yuzhnoye vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao với biến thể hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu hỏa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24), chính thức triển khai năm 1989.
Toàn bộ ống phóng chứa tên lửa được đặt gọn trong toa tàu hỏa dài, hệ thống giá phóng cho phép tên lửa triển khai sẵn sàng phóng trong 15 phút.
Toàn bộ ống phóng chứa tên lửa được đặt gọn trong toa tàu hỏa dài, hệ thống giá phóng cho phép tên lửa triển khai sẵn sàng phóng trong 15 phút.
Trong ảnh là hệ thống thủy lực dựng tên lửa theo phương thẳng đứng.
Trong ảnh là hệ thống thủy lực dựng tên lửa theo phương thẳng đứng.
RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m, tải trọng 4,05 tấn, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy.
RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m, tải trọng 4,05 tấn, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Tên lửa dùng phương thức dẫn đường quán tình hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp bán kính lệch mục tiêu (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Tên lửa dùng phương thức dẫn đường quán tình hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp bán kính lệch mục tiêu (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m.
Bên trong đoàn tàu chở tên lửa hạt nhân được bố trí khá tiện nghi với khoang nghỉ ngơi cho kíp sĩ quan – binh sĩ bảo vệ, vận hành tên lửa.
Bên trong đoàn tàu chở tên lửa hạt nhân được bố trí khá tiện nghi với khoang nghỉ ngơi cho kíp sĩ quan – binh sĩ bảo vệ, vận hành tên lửa.
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTKh. Trong ảnh là phòng hội họp trên đoàn tàu tên lửa.
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTKh. Trong ảnh là phòng hội họp trên đoàn tàu tên lửa.
Hệ thống điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 UTTKh Modolet.
Hệ thống điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 UTTKh Modolet.
Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Liên Xô, Nga. Trong ảnh là ổ khóa khởi động hệ thống tên lửa hạt nhân.
Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Liên Xô, Nga. Trong ảnh là ổ khóa khởi động hệ thống tên lửa hạt nhân.
Phải tới đầu năm 2000, người Mỹ và giới chức phương Tây mới thở phào nhẹ nhõm khi Nga buộc phải loại biên chế toàn bộ đoàn tàu tên lửa này theo hiệp ước START II. Dù vậy, đang có những thông tin về việc Nga muốn khôi phục nhưng đoàn tàu tên lửa đáng sợ này.
Phải tới đầu năm 2000, người Mỹ và giới chức phương Tây mới thở phào nhẹ nhõm khi Nga buộc phải loại biên chế toàn bộ đoàn tàu tên lửa này theo hiệp ước START II. Dù vậy, đang có những thông tin về việc Nga muốn khôi phục nhưng đoàn tàu tên lửa đáng sợ này.

GALLERY MỚI NHẤT