Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Hãy bắt đầu bằng đường sắt Cát Linh

Từng có một câu hỏi được đặt ra: Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội sẽ đấu nối thế nào, liên kết ra sao khi đường sắt Nhổn thì công nghệ Pháp, đường sắt Cát Linh thì công nghệ Trung Quốc và 4-5 cái còn lại không biết chừng lại công nghệ Nhật, Mỹ!

Tan Chu tich Ha Noi Chu Ngoc Anh: Hay bat dau bang duong sat Cat Linh
Đường sắt Cát Linh- Hà Đông trở thành nơi bán nước, trồng rau, chém gió không thể kết nối với các dự án đường sắt khác vì khác công nghệ, thiếu kết nối với các phương tiện giao thông khác. Ảnh; Hải Nguyễn/LĐO 
Câu hỏi ấy đúng là giật mình. Ở cả vấn đề quy hoạch giao thông, cả ở cái mà chúng ta gọi là công nghệ.
Nhớ trong một hội thảo, Thứ trưởng Bộ KHĐT Vũ Đại Thắng từng cực kỳ thẳng thắn là “khả năng tiếp cận công nghệ nước ta vẫn nhập khẩu tất cả các trang thiết bị”.
Dẫn ra các dự án đường sắt đô thị (ĐSDT), ông Thắng nói: khả năng làm chủ công nghệ yếu đến mức “lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài”.
Ngay cả dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nữa, báo cáo của liên danh tư vấn “Việt Nam có thể chủ động 50% về công nghệ”, nhưng Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định: Thực tế chúng ta chỉ chủ động về… ximăng, cát, đá sỏi...
Tiếp cận công nghệ bằng cách nhập khẩu tất tật, đúng kiểu đổi “i Lúa” lấy iPhone.
Làm chủ công nghệ là làm chủ công nghệ lệ thuộc công nghệ.
Và chỉ chủ động được mỗi “công nghệ ximăng cát sỏi”.
Nghe thật đúng và cũng thật đau.
Mở ngoặc là hệ thống đường sắt ra đời năm... 1881 đã có một lịch sử trăm năm không ít hào hùng.
Nếu giao thông được coi là một “quả đấm thép” đối với phát triển KTXH thì hoá ra chúng ta đang phải nhập khẩu luôn cả công nghệ làm quả đấm với giá trị gia tăng, thuộc về phạm trù nội lực- chỉ là mồ hôi mà thôi.
Nói câu chuyện công nghệ đường sắt hôm nay là để khẳng định vai trò “quốc sách hàng đầu” mang tính chất động lực mà các nghị quyết Trung ương không ít lần nhắc tới.
Hôm rồi, giữa Bộ KHCN, Bộ KHĐT vừa diễn ra một cuộc họp với nhiều mỹ từ nghe rất thích.
Sau khi Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá cao sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt và chặt chẽ chưa từng có giữa hai Bộ..., Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng liền đáp lời rằng ngành KHCN “đã lấy lại được vị thế của mình”, thậm chí “Chưa bao giờ từ KHCN và đổi mới sáng tạo lại được nhắc đến nhiều như vậy”.
Ông Dũng cũng mong muốn Bộ KHCN cần tạo ra những dự án có ý nghĩa như những “cú đấm thép” để có thể tận dụng cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng 4.0.
Đúng thế đấy, người dân thực mong các vị bộ trưởng hay thị trưởng kỹ trị đưa khoa học vào dự án thay vì hoa hồng.
Người dân mong các vị bộ trưởng quan tâm tới mấy cái dự án giao thông, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị như Cát Linh.
Chứ giờ, nó bầy hầy, lùng nhùng delay miên man kéo dài từ thâp kỷ nọ sang thập kỷ kia. Đội vốn kỷ lục. Vay mượn tứ tung, nợ nần chồng chất.
Chứ giờ, mỗi thứ một công nghệ, mỗi thứ chạy một kiểu. Mà cũng còn chưa biết lúc nào nó mới chạy.
Chứ giờ, dân chúng nản lòng lắm rồi.
Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Hãy bắt đầu bằng đường sắt Cát Linh- Hà Đông.

Hà Nội: Dừng nhiều dự án giao thông trọng điểm để chống COVID-19

(Kiến Thức) - Nhiều công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hiện nay đã tạm dừng thi công do phòng chống dịch COVID-19. Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản đề nghị dừng mọi hoạt động thi công từ ngày 1 đến hết 15/4.

Theo ghi nhận tại nhiều công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội như: Vành đai 3, công trình đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, dự án cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, dự án vành đai 2... đã dừng thi công, hoặc hạn chế thi công để phòng tránh dịch COVID-19.

Tại dự án cầu cạn Vành đai 3 (đoạn cầu Mai Dịch - cầu Thăng Long) mặc dù đây là những dự án giao thông không bị dừng thi công. Nhưng hiện nay hiện nay rất ít công nhân làm việc, các công nhân chủ yếu làm việc ở trên đỉnh cầu, lắp hệ thống lan can.

Công ty Beepro bị tố “bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội: Ông Trần Vương Long là ai?

(Kiến Thức) - Sau khi phản ánh việc Công ty Beepro bị tố “bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội… PV nhiều lần tìm đến trụ sở công ty nhưng chỉ là thùng container, nhiều lần liên hệ SĐT ông Trần Vương Long và lãnh đạo công ty đều không liên lạc được.

Liên quan đến vụ Công ty Beepro bị tố “bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội... mà Kiến Thức đã phản ánh, ông Nguyễn Văn Hưng (SN 1966, trú tại Đông Dư, Gia Lâm, Hưng Yên) là chủ đất cho Công ty cổ phần Beepro thuê ở xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết rất nhiều lần tìm cách liên hệ với công ty nhưng không được.
Cong ty Beepro bi to “bo roi” 106 cay co thu cua Ha Noi: Ong Tran Vuong Long la ai?
Những cây cổ thụ đường Kim Mã bị "bỏ rơi" tại vườn ươm ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.