Tâm sự nhói lòng của bố, mẹ Lê Văn Luyện sau nhiều năm thảm án

Tâm sự nhói lòng của bố, mẹ Lê Văn Luyện sau nhiều năm thảm án

Sau 12 năm ngồi tù, Lê Văn Luyện đã có những chia sẻ trên báo chí và tỏ ra ân hận. Gia đình Luyện cũng cật lực làm việc vì cuộc sống và để có tiền đền bù thiệt hại cho gia đình bị hại.

Mới đây, trả lời phỏng vấn Truyền hình Quốc hội, phạm nhân Lê Văn Luyện (sinh ngày 18/10/1993) người gây ra vụ giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích vào ngày 24/8/2011. Luyện lần đầu đã giãi bày rất nhiều tâm sự sau 12 năm ngồi sau song sắt.(Ảnh cắt từ clip Truyền hình Quốc hội)
Mới đây, trả lời phỏng vấn Truyền hình Quốc hội, phạm nhân Lê Văn Luyện (sinh ngày 18/10/1993) người gây ra vụ giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích vào ngày 24/8/2011. Luyện lần đầu đã giãi bày rất nhiều tâm sự sau 12 năm ngồi sau song sắt.(Ảnh cắt từ clip Truyền hình Quốc hội)
Chia sẻ về gia đình, Luyện nói: “Thường thường thì gia đình em nó hơi hơi nhạt nhẽo, không được như gia đình khác. Tình yêu của bố mẹ dành cho em rất nhiều nhưng có lẽ em không cảm nhận được. Có thể là cách biểu đạt của họ không giống với cái mong muốn trong tâm lý của em.” (Ảnh cắt từ clip Truyền hình Quốc hội)
Chia sẻ về gia đình, Luyện nói: “Thường thường thì gia đình em nó hơi hơi nhạt nhẽo, không được như gia đình khác. Tình yêu của bố mẹ dành cho em rất nhiều nhưng có lẽ em không cảm nhận được. Có thể là cách biểu đạt của họ không giống với cái mong muốn trong tâm lý của em.” (Ảnh cắt từ clip Truyền hình Quốc hội)
Thời gian đầu, sau khi Lê Văn Luyện cùng bố và 5 người thân đi tù, mẹ Luyện phát bệnh tâm thần, em trai bỏ học. Ông nội già yếu luôn đau đớn, dằn vặt, khổ tâm.
Thời gian đầu, sau khi Lê Văn Luyện cùng bố và 5 người thân đi tù, mẹ Luyện phát bệnh tâm thần, em trai bỏ học. Ông nội già yếu luôn đau đớn, dằn vặt, khổ tâm.
12 năm trôi qua kể từ sau cái ngày đình mệnh ấy, thời gian đã khiến cho những nỗi đau, cay đắng của gia đình Luyện được xoa dịu đi phần nào.
12 năm trôi qua kể từ sau cái ngày đình mệnh ấy, thời gian đã khiến cho những nỗi đau, cay đắng của gia đình Luyện được xoa dịu đi phần nào.
Ông Lê Văn Miên (bố của Luyện) tâm sự, khoảng thời gian đầu khi sự việc xảy ra, ông đã suy sụp hoàn toàn. Ông Miên mang trong mình nỗi lo về người con nghịch tử đang phải thụ án ở trại giam khác và mặc cảm về người cha của kẻ sát nhân máu lạnh. Nỗi dằn vặt khiến ông đã từng nghĩ về cái chết, chết đi để trút bỏ mọi gánh nặng, buồn phiền.
Ông Lê Văn Miên (bố của Luyện) tâm sự, khoảng thời gian đầu khi sự việc xảy ra, ông đã suy sụp hoàn toàn. Ông Miên mang trong mình nỗi lo về người con nghịch tử đang phải thụ án ở trại giam khác và mặc cảm về người cha của kẻ sát nhân máu lạnh. Nỗi dằn vặt khiến ông đã từng nghĩ về cái chết, chết đi để trút bỏ mọi gánh nặng, buồn phiền.
Ngày 29/8/2014 ông Miên mãn hạn tù, để bày tỏ sự cảm ơn nên đã viết hai lá thư gửi cho hai cán bộ trại tạm giam, những người đã giúp đỡ ông trong quãng thời gian suy sụp nhất.
Ngày 29/8/2014 ông Miên mãn hạn tù, để bày tỏ sự cảm ơn nên đã viết hai lá thư gửi cho hai cán bộ trại tạm giam, những người đã giúp đỡ ông trong quãng thời gian suy sụp nhất.
Trở về với cuộc sống đời thường dù còn mang mặc cảm nhưng nghĩ đến vợ con bên cạnh, ông Miên cố gắng làm việc để bù đắp lỗi lầm mà người con nghịch tử đã gây ra.
Trở về với cuộc sống đời thường dù còn mang mặc cảm nhưng nghĩ đến vợ con bên cạnh, ông Miên cố gắng làm việc để bù đắp lỗi lầm mà người con nghịch tử đã gây ra.
Chia sẻ với báo chí vào năm 2018, bà Trương Thị Thơm (mẹ của Luyện) cũng đã cởi mở hơn trước, đã bớt nghĩ tiêu cực và gắng làm để đền bù thiệt hại do con gây ra. Điều mong muốn lớn nhất của bà Thơm hiện tại là, 2 đứa em của Luyện không còn bị ám ảnh bởi những việc làm của anh mình, cố gắng sống tốt.
Chia sẻ với báo chí vào năm 2018, bà Trương Thị Thơm (mẹ của Luyện) cũng đã cởi mở hơn trước, đã bớt nghĩ tiêu cực và gắng làm để đền bù thiệt hại do con gây ra. Điều mong muốn lớn nhất của bà Thơm hiện tại là, 2 đứa em của Luyện không còn bị ám ảnh bởi những việc làm của anh mình, cố gắng sống tốt.
Hằng ngày vào dịp thời vụ, vợ chồng ông Miên đi làm đồng, trồng cây ăn quả. Khi hết thời vụ, ông Miên đi xây, phụ hồ, kiếm thêm thu nhập.
Hằng ngày vào dịp thời vụ, vợ chồng ông Miên đi làm đồng, trồng cây ăn quả. Khi hết thời vụ, ông Miên đi xây, phụ hồ, kiếm thêm thu nhập.
Những khi không có việc, ông Miên ở nhà phụ vợ đan lát làm đồ vàng mã, dành dụm để nuôi người con út ăn học và đền bù thiệt hại do Lê Văn Luyện gây ra.
Những khi không có việc, ông Miên ở nhà phụ vợ đan lát làm đồ vàng mã, dành dụm để nuôi người con út ăn học và đền bù thiệt hại do Lê Văn Luyện gây ra.
Người con thứ hai sau chuyện của anh thì cũng bỏ học giờ đi làm công ty kiếm thêm phụ giúp bố mẹ, còn người em út thì còn quá nhỏ để hiểu chuyện.
Người con thứ hai sau chuyện của anh thì cũng bỏ học giờ đi làm công ty kiếm thêm phụ giúp bố mẹ, còn người em út thì còn quá nhỏ để hiểu chuyện.
"Làng xóm cũng bình thường, người nọ người kia chứ không còn áp lực như những ngày đầu", ông Miên chia sẻ.
"Làng xóm cũng bình thường, người nọ người kia chứ không còn áp lực như những ngày đầu", ông Miên chia sẻ.
Dù kinh tế khó khăn nhưng mỗi dịp đại hội gia đình gặp mặt phạm nhân, gia đình Luyện vẫn thu xếp vào thăm, gặp và động viên con.
Dù kinh tế khó khăn nhưng mỗi dịp đại hội gia đình gặp mặt phạm nhân, gia đình Luyện vẫn thu xếp vào thăm, gặp và động viên con.
>>>Xem thêm video: Lê Văn Luyện gửi lời xin lỗi sau 12 năm: Ai sẽ chấp nhận? (Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam )

GALLERY MỚI NHẤT