Tâm sự của những phụ nữ đi XKLĐ nước ngoài ngày giáp Tết

Chị Nguyễn Thị Tâm (quê ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) sang Đài Loan làm nghề trông trẻ. Hàng ngày chăm sóc, ru con người khác nhưng hai đứa con chị nheo nhóc ở nhà không ai chăm sóc.

Chị Tâm đã xa gia đình được 5 năm, chị vẫn nhớ như in ngày chia tay. Hai đứa con chị, khi đó, đứa lớn mới 6 tuổi sắp vào lớp 1, đứa nhỏ 3 tuổi nói còn chưa sõi. Nén nước mắt vào lòng, chị để lại hai đứa con thơ dại cho chồng và ông bà nội để đi xuất khẩu lao động với hi vọng kiếm tiền cải thiện cuộc sống. 5 năm xa con, chưa một lần được trở về thăm nhà, một phần vì sợ tốn kém tiền bạc, một phần vì sợ đã về rồi thì khó sang lại, chị Tâm chỉ biết hàng ngày gọi điện nói chuyện với con. Nhớ thương cũng đành kìm lại.
Chị chia sẻ “Có ở hoàn cảnh của mình mới hiểu được em à. Những lần con ốm con đau, những ngày lễ trọng đại của con, những dịp Lễ tết mình không được ở gần, không được lo lắng, chăm sóc, dạy đỗ cho con buồn lắm, đau lắm. Ở bên này, mình chăm con họ mà ở nhà không biết ai chăm con mình. Chồng chị thì suốt ngày rượu chè, hai đứa con chỉ biết cậy nhờ ông bà nội đã già yếu. Nhiều khi chỉ muốn bỏ về rồi mẹ con rau cháo nuôi nhau, nhưng nghĩ lại không đành. Thôi thì cứ cố thêm ít thời gian nữa, tích lũy thêm ít tiền rồi về mở cửa hàng hay kiếm việc gì làm thêm cũng đã có chút vốn em à”.
Tam su cua nhung phu nu di XKLD nuoc ngoai ngay giap Tet
Mỗi khi tết đến xuân về, những người phụ nữ xa quê đi xuất khẩu lao động lại có cùng chung một nỗi niềm thương nhớ 
Khác với chị Tâm, bà Trần Thị Học (58 tuổi, quê ở Thanh Chương, Nghệ An) sang Đài Loan (Trung Quốc) đã gần 15 năm. Trước bà sống ở quê, nhà chỉ có 2 mẹ con, vất vả mà vẫn không đủ kiếm sống nên khi con bắt đầu lên cấp 3, bà quyết định ra nước ngoài làm việc. Mới đó đã gần 15 năm, con gái bà giờ đã tốt nghiệp đại học, lập gia đình ở Nam Định, cháu trai của bà cũng đã gần 2 tuổi – mỗi lần bà gọi video về đã bi bô gọi bà ngoại. Những năm tháng làm việc nước ngoài đã giúp bà có tiền nuôi con ăn học, bà chưa bao giờ hối hận về quyết định ra đi khi đó. Mọi người thường hỏi bà, giờ con gái đã ổn định cuộc sống, sao bà vẫn chưa về. Bà bảo “Giờ bà về cũng có một mình cháu ạ. Con gái lấy chồng ở nhà chồng cách nhà hơn 500km, về cũng chỉ lâu lâu ra thăm cháu hoặc cháu về chơi thôi. Về một mình thì có họ hàng nhưng ở nhà mãi cũng buồn. Bà ở bên này cũng quen rồi, thôi thì ở thêm vài năm nữa, khi không làm được nữa thì lúc đó về quê, vui tuổi già. Tiền thì kiếm được cũng chỉ để cho con cho cháu thôi”.
Tam su cua nhung phu nu di XKLD nuoc ngoai ngay giap Tet-Hinh-2
Vì mưu sinh, đã nhiều năm bà Học chưa có một cái tết đoàn viên nơi quê nhà 
Những người phụ nữ như chị Tâm, bà Học đi xa vì cuộc sống gia đình, có con cái là động lực còn chị Lài (28 tuổi) hiện đang là du học sinh ở Nhật Bản thì sau mỗi ngày đi làm, chị lại có nỗi buồn khác. Chị sang đây với diện là du học sinh nhưng thực chất cũng là đi làm thêm kiếm tiền về phụ giúp gia đình nuôi các em ăn học. Đi xuất khẩu lao động khi đã muộn, năm nay chị đã 28 tuổi, ngày ở quê chị cũng đã có người yêu nhưng không vượt qua được khoảng cách địa lý, anh chị đã chia tay hơn 1 năm nay. Mấy lần hỏi thăm qua bạn bè, chị biết anh cũng đã có người yêu, cuối năm nay sẽ lập gia đình. Chị chỉ biết thương bản thân mình. Bố mẹ ở quê cũng giục chị có người yêu, nhưng ở nơi đất khách quê người, biết lấy đâu ra người yêu bây giờ, chưa kể công việc cứ kéo chị đi qua ngày qua tháng, ngoảnh đi ngoảnh lại cũng đã lại một năm nữa qua đi. Em chị đứa bé nhất bây giờ mới học cấp 3, nếu chờ nó lên đại học thì chị còn phải thêm vài ba năm nữa, đến lúc đấy chị cũng đã bước sang tuổi “băm”. Chị cũng không biết, liệu khi đó trở về, chị có thể tìm được người chia sẻ cảm thông cho mình hay không.
Là phụ nữ chân yếu tay mềm, chẳng có ai lại muốn xa chồng con, xa gia đình để đi xa xứ nếu không vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Nhớ thương gửi lại, những người phụ nữ không quản vất vả nơi đất khách quê người. Những đồng tiền kiếm được gửi về nuôi con cái lớn khôn, phụ thêm cho gia đình nghèo khó, là động lực mỗi ngày của chị nơi đất khách quê người để vượt qua những vất vả trong công việc, những buồn tủi cô đơn.
Ngoài khung cửa sổ căn nhà cao tầng, ánh đèn điện từ các ngôi nhà cao tầng, từ những ngọn đèn đường nơi phố xa đô hội sáng rực, lấp lánh. Quyển lịch trên bàn chỉ còn lại một tờ duy nhất. Tháng cuối năm này như thông lệ chị Tâm sẽ được chủ nhà biếu thêm ít tiền để gửi về cho các con, nhưng, thế là lại sắp đến cái Tết nguyên đán thứ 6 xa gia đình của chị, lại những ngày dài trống trải mà chị chỉ muốn qua thật mau. Tiếng đứa trẻ Đài Loan khóc làm chị như bừng tỉnh, khe khẽ cất những câu hát ru con như ngày còn ở nhà.

Hoảng hồn, sợ hãi ở "thiên đường" xuất khẩu lao động

Xứ sở của dầu mỏ, những tòa nhà chọc trời, siêu xe… cũng là nơi hàng nghìn người lao động Việt Nam tha hương đang hòa nước mắt vào gió cát sa mạc.

Lúc cao điểm, Việt Nam có khoảng 20.000 lao động làm việc tại thị trường Trung Đông trong các ngành xây dựng, giúp việc gia đình… Thời điểm hiện tại, con số này còn khoảng 10.000, trong đó riêng ngành giúp việc gia đình chiếm khoảng 6.000.
Kỳ 1: Bát nháo thị trường lao động nước ngoài

Trưởng công an xã "trả chức", đi... xuất khẩu lao động!

Xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) là địa phương mạnh về xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhờ đó, KT-XH ngày càng phát triển. Tuy vậy, “sức hấp dẫn” từ XKLĐ đã khiến một số cán bộ nơi đây... xin rời nhiệm sở.

Hơn 4 tháng nay, Thiên Lộc không có trưởng công an xã. Để đủ tư cách pháp nhân ký các giấy tờ, Phó Chủ tịch UBND xã phải kiêm nhiệm.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.