Tầm soát ung thư đại tràng giúp giảm tử vong

(Kiến Thức) - Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sàng lọc (xét nghiệm máu trong phân hoặc nội soi) thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh ung thư đại tràng (ruột kết).

Tầm soát ung thư đại tràng giúp giảm tử vong
Phương pháp nội soi đại tràng thường xuyên giúp phát hiện, đôi khi là để loại bỏ những khối u bất thường, có thể giảm 68 % nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết.
Phương pháp nội soi đại tràng thường xuyên giúp phát hiện, đôi khi là để loại bỏ những khối u bất thường, có thể giảm 68 % nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết.
Thứ nhất là, phương pháp xét nghiệm máu trong phân giúp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng tới 32 %. Phương pháp này cũng giữ cho tỷ lệ tử vong thấp, thậm chí là sau khi kiểm tra dừng lại, theo một nghiên cứu mới.
Thứ hai là, phương pháp nội soi đại tràng đều đặn giúp phát hiện, đôi khi là để loại bỏ những khối u bất thường, có thể giảm 68 % nguy cơ tử vong do ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, nếu không phát hiện khối u bất thường nào thì nguời ta có thể an tâm chờ đợi tới lần nội soi tiếp theo vào 10 năm sau.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể so sánh giá trị tương đối của hai phương pháp này dù có rất nhiều người muốn biết về điều đó.
"Cả hai nội soi và thử nghiệm máu trong phân đều có hiệu quả trong việc tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, việc so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp này thực sự rất khó khăn", chuyên gia cho hay.
Ung thư đại trực tràng khiến hơn 600.000 người toàn thế giới tử vong mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính rằng quốc gia này có khoảng 50.800 ca tử vong mỗi năm, với 142.800 trường hợp mới được phát hiện hàng năm, tỷ lệ đó đã giảm nhờ sàng lọc.

Ung thư đại trực tràng có di truyền không?

Dù ung thư đại trực tràng có thể di truyền nhưng không phải ai mắc bệnh này cũng truyền cho đời sau mà chỉ 10-12% di truyền cho con cái của họ.

Ung thư đại trực tràng có di truyền không?
Hỏi: Gia đình cháu có bác trai bị ung thư đại trực tràng. Liệu những người thân trong gia đình cháu có nguy cơ mắc phải căn bệnh này không? Và ai là người có nguy cơ mắc cao nhất? (Thanh Lâm – Bắc Ninh)

Thuốc trị ung thư có thể điều trị bệnh tiểu đường

(Kiến Thức) - Một loại thuốc đã được phê duyệt để sử dụng cho người bệnh ung thư cũng hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Thuốc trị ung thư có thể điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc có thành phần aflibercept, được bán trên thị trường với cái tên Eylea hoặc Zaltrap,có thể áp dụng vào điều trị bệnh tiểu đường.
 Thuốc có thành phần aflibercept, được bán trên thị trường với cái tên Eylea hoặc Zaltrap,có thể áp dụng vào điều trị bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu tiến hành trên chuột, phát hiện rằng thuốc có thành phần aflibercept, được bán trên thị trường với cái tên Eylea hoặc Zaltrap, có thể điều chỉnh một quá trình phân tử tham gia vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Quyết chữa khỏi ung thư dù bị bác sĩ từ chối

(Kiến Thức) - Một vị bác sĩ ở Anh mắc ung thư tuyến tụy và bị từ chối phẫu thuật ở trong nước, vì vậy, ông đến Đức để điều trị và bệnh đang thuyên giảm.

Quyết chữa khỏi ung thư dù bị bác sĩ từ chối
Bác sĩ Michael Barsby ban đầu được thông báo rằng ông chỉ còn 8 tuần để sống sau khi được chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Ông Barsby, 42 tuổi, bị từ chối thực hiện phẫu thuật ở nước mình vì những rủi ro liên quan.
Bác sĩ Michael Barsby ban đầu được thông báo rằng ông chỉ còn 8 tuần để sống sau khi được chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Ông Barsby, 42 tuổi, bị từ chối thực hiện phẫu thuật ở nước mình vì những rủi ro liên quan.
Sau khi nghiên cứu trên mạng Internet, vợ chồng ông Barsby quyết định sang Đức để điều trị. Ông cho biết: "Những rủi ro cũng giống với các ca phẫu thuật khác bởi các biến chứng sau đó có thể dẫn đến tử vong. Tôi biết điều đó rất nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận rủi ro đó để được tiếp tục sống”. Việc điều trị ở nước ngoài đã cải thiện đến 50% cơ hội sống sót của ông từ khi bắt đầu hóa trị.
Sau khi nghiên cứu trên mạng Internet, vợ chồng ông Barsby quyết định sang Đức để điều trị. Ông cho biết: "Những rủi ro cũng giống với các ca phẫu thuật khác bởi các biến chứng sau đó có thể dẫn đến tử vong. Tôi biết điều đó rất nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận rủi ro đó để được tiếp tục sống”. Việc điều trị ở nước ngoài đã cải thiện đến 50% cơ hội sống sót của ông từ khi bắt đầu hóa trị. 

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.