Tam nguyên Nguyễn Văn Giai: Con trai phạm tội vẫn ban án tử

Thấy tội trạng của đứa con đã rành rành, chiếu luật phải lĩnh án tử, Nguyễn Văn Giai liền tán thành, lại cho dân sở tại mở hội vui hát ba ngày để chứng tỏ bản án là công bằng.

Nguyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình dưới thời Lê - Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan, ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nghiêm kỷ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể.
Năm 1579, nhà Lê Trung Hưng mở khoa thi ở Thanh Hóa, ông lại ra thi và lại đỗ Giải nguyên. Tháng 8/1580, nhà Hậu Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách Vạn Lại, ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên (đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân), rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên (nhị giáp tiến sĩ). Ông là vị Tam nguyên đầu tiên của thời Lê Trung Hưng. Ngay trong năm này, Nguyễn Văn Giai được Trịnh Tùng bổ nhiệm chức Tán ký lục trong quân đội. Ông đóng vai trò tham mưu kế sách quân sự trong trướng cho Trịnh Tùng, đóng góp công lao vào việc đánh bại nhà Mạc, chiếm lại Thăng Long năm 1592. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
Tam nguyen Nguyen Van Giai: Con trai pham toi van ban an tu
Ảnh minh hoạ. Báo Bình Phước.
Năm 1623, con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân gây biến. Vua Lê Thần Tông phải chạy vào Thanh Hóa. Tam nguyên Nguyễn Văn Giai bày mưu giúp chúa Trịnh dẹp yên biến loạn. Sau đó, ông có công cùng đi đánh Mạc Kính Khoan ở Cao Bằng, được thăng làm Thiếu úy, gia phong Dực vận tán trị công thần, rồi thăng làm Thái bảo, được xem là người có công lao đứng đầu lúc đương thời.
Chuyện kể lại rằng, một lần có người con rể của chúa (quận mã) ra trận thấy giặc đã bỏ chạy. Theo luật pháp thì phải khép vào tội chết. Ông phụ trách việc xét xử và định tội viên quân mã đúng luật. Chúa gợi ý cho ông giảm án. Nhưng ông đã viện lý rằng, đối với kẻ trên phải xử nghiêm minh để làm gương cho kẻ dưới, có thế mới giữ vững được cơ đồ nên chúa cũng không dám quyết.
Quận chúa - vợ quận mã bèn đem vàng bạc đến nhờ bà vợ Ba của ông Giai nói giúp, vì bà này rất được ông yêu quý. Song bà Ba đã từ chối và phân trần với quận chúa: Tướng công là người thanh liêm, xưa nay vốn rất ghét của đút lót. Vả lại, đây là việc hệ trọng trong triều, tôi đâu dám can dự. Nhưng quận chúa cứ nằn nì mãi khiến bà Ba động lòng, nghĩ bụng cũng là đàn bà với nhau cả, không nỡ để quận chúa chịu cảnh góa bụa, bèn nói: Thế thì sáng mai, sau khi tướng công vào triều, quận chúa hãy cho mang đến đây một mâm xôi nếp cái, một con lợn nhỏ luộc chín, một con dao sắc và các thứ gia vị, rồi tôi nói giúp.
Quận chúa mừng rỡ, về sắm sanh đúng như lời dặn. Sáng hôm sau, bà Ba lập cách nấu chậm bữa sáng nên ông Giai đành phải nhịn, lên xe vào triều cho kịp buổi chầu. Đến trưa, tan chầu về nhà, bụng đang đói, lại thấy mâm xôi, thịt hợp khẩu vị bày sẵn trên bàn, ông Giai tưởng người nhà cất phần cho bèn ngồi chén một mạch ngon lành. Xong bữa, ông hỏi sao lại có nhiều xôi, thịt như vậy. Bấy giờ bà Ba mới thú thật là của quận chúa. Ông giận lắm, tự trách mình có lỗi chỉ vì một miếng ăn mà không giữ đúng phép nước. Ông thầm nghĩ hay viên quận mã số chưa hết cũng nên bèn sai đánh xe vào hầu chúa, xin tha chết cho kẻ phạm tội. Chúa mừng lắm và chuẩn y ngay. Nhưng cũng từ đó trở đi, Nguyễn Văn Giai luôn tự vấn lương tâm và quyết từ bỏ hẳn cái sở thích ăn xôi với món thịt heo luộc chấm mắm. Hễ ngồi vào mâm mà thấy món nào lạ là ông hỏi cặn kẽ rồi mới ăn.
Nguyễn Văn Giai lấy nhiều vợ và sinh được gần chục người con. Trong số đó có người con thứ ba là Hùng Lĩnh Hầu ỷ thế làm nhiều điều xằng bậy, gây nhiều tai họa, oan khuất cho bà con anh em. Khi nghe tin, ông đã cấp tốc từ Thăng Long về quê và cho lập phiên tòa xét xử. Truyền thuyết dân gian kể rằng: Thấy tội trạng của đứa con đã rành rành, chiếu luật phải lĩnh án tử, ông liền tán thành, lại cho dân sở tại mở hội vui hát ba ngày để chứng tỏ bản án là công bằng, đúng đắn và luật pháp triều đình không vì con quan đại thần ngự sử mà nương nhẹ. Khi tâu lên, vua chúa biết tính ông không thể can ngăn nên phải chuẩn y bản án.
Lời bạn về Nguyễn Văn Giai
Dưới quyền cai quản của Nguyễn Văn Giai, triều đình nhà Lê Trung Hưng còn giữ được sự thống nhất nội bộ, mặc dầu xu hướng suy thoái đã là không tránh khỏi. Tuy không ngăn cản được Trịnh Tùng giết vua Lê Kính Tông vào năm 1619 nhưng ông đã ra sức nắm cương triều chính, không để xảy ra chuyện lục đục, năm bè bảy mảng. Khi có những mâu thuẫn tranh chấp giữa hai con của chúa Trịnh Tùng là Trịnh Tráng và Trịnh Xuân, Nguyễn Văn Giai đã cố sức dập tắt, cuối cùng bắt được Xuân về cho Tùng trị tội, nhờ đó các thế lực phản loạn bị dẹp yên. Chưa hết, để chia bớt quyền hành của chúa Trịnh, ông đã có sáng kiến lập ra Phủ thừa tướng bên cạnh Phủ chúa, ngấm ngầm bảo vệ vua Lê.
Theo các tài liệu còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Văn Giai nổi tiếng là người thanh liêm, tự ông nêu gương cho các quan noi theo, ngay cả chúa Trịnh cũng phải kiềng nể. Gia phả dòng họ Nguyễn ở Phù Lưu (Can Lộc) còn ghi lại lời ông răn bảo triều thần như sau: Ta giữ việc triều chính cốt cho liêm chính, không nhận hối lộ của bất kỳ ai. Người có tài đức thì phải biết trọng dụng; ai có lỗi lầm phải biết lựa lời can ngăn; ai oan uổng phải biết cứu xét phân minh cẩn trọng và bênh vực; kẻ nghèo khó phải ra tay giúp đỡ. Không nên làm những điều bất chính để tích trữ vàng ngọc làm giàu; phải biết tu nhân tích đức cho con cháu đời sau vậy. Chỉ riêng với những lời trên cũng đã quá đủ để hậu thế phải tôn kính, nể phục ông và tiếc rằng ngày nay không ai cũng học và làm những điều như ông mong muốn.

Giai thoại chưa kể về Nguyễn Khuyến

(Kiến Thức) - Ngôi làng nọ có cái đình hay bị cháy, vậy mà cụ Nguyễn Khuyến chỉ cho một chữ dán trước cửa đình là từ đấy thần hỏa không dám tác oai nữa.

Cụ Nguyễn Khuyến quê ở làng Vị Hạ, nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. Cụ là người nuôi chí học hành để giúp dân giúp nước và đã đạt đến vinh dự cao nhất trong nghiệp thi cử khi đỗ đầu cả ba kỳ thi (Hương, Hội, Đình). Tuy nhiên, đỗ đạt rồi ra làm quan cụ mới thấy chán ngán thế sự khi thực dân Pháp thì đang lấn chiếm dần dần đất nước còn triều đình Huế thì hèn nhát cam chịu.

Lạ lùng vị Tể tướng vì mất áo quần mà lấy được vợ

Thuở hàn vi, một lần Tể tướng Nguyễn Văn Giai đi tắm bị mất trộm hết quần áo, được một cô gái lén để cho mảnh vải đóng khố về. Khi đã đỗ đạt, ông hỏi cưới cô gái ấy để trả ơn.

Nguyễn Văn Giai (1553 - 1628) là một Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công, là công thần có công phò giúp nhà Lê trung hưng. Ông là người nổi tiếng chính trực và giữ nghiêm pháp luật triều đình, được người đương thời nể trọng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới