Tạm giữ 4 xe sang tại biệt thự ông Phạm Hồng Hà: Có tịch thu tài sản?

Cùng với việc bị khởi tố, bắt giam cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà, cơ quan công an cũng tạm giữ 4 xe sang.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Hồng Hà - nguyên Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, nguyên Chủ tịch UBND TP Hạ Long về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Ông Hà bị bắt giữ do có sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần quản lý đường sông số 3 và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?
Cơ quan chức năng khám xét nhà ông Phạm Hồng Hà. 
Đáng chú ý, khám xét tại biệt thự ông Hà chiều 14/5, cơ quan điều tra đã tạm giữ 4 xe sang gồm: xe Lexus 570, Lexus ES 350, Vinfast Lux SA và Mercedes.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại tài sản nhà nước, vi phạm về quản lý kinh tế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và nhiều người đã bị khởi tố, điều tra về các tội danh khác nhau.
Thông tin từ cơ quan chức năng cung cấp, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều bị can trong đó có các bị can là doanh nghiệp, có nhiều bị can khác là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả điều tra, các bị can đã cấu kết với nhau để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước phải có những bị can thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của từng bị can, làm rõ tính chất đồng phạm và xác định hậu quả đã gây ra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án trên có đến 6 bị can thuộc Công ty cổ phần quản lý đường sông 3 bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 bộ luật hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Với một số bị can bị khởi tố tội nhận hối lộ theo quy định tại khoản 2, điều 354 bộ luật hình sự thì khung hình phạt là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-2
 
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-3
 
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-4
 
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-5
 
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-6
 
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-7
Hình ảnh một số xe sang bị tạm giữ. 
Trong số các bị can, ông Phạm Hồng Hà - nguyên Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
 
  
Theo luật sư Cường, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Hà được thực hiện như thế nào, ông Hà có vai trò gì trong vụ án này và hậu quả gây ra những thiệt hại như thế nào đối với xã hội. Với tội danh và khung hình phạt bị truy tố, ông Hà có thể đối mặt với mức hình phạt cao nhất tới 10 năm tù.
Tam giu 4 xe sang tai biet thu ong Pham Hong Ha: Co tich thu tai san?-Hinh-8
 Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường.
Nói về việc cơ quan điều tra tạm thu giữ 4 xe sang của ông Hà, luật sư Cường cho rằng, cơ quan điều tra tạm giữ tài sản cũng có thể để đảm bảo thi hành án.
Theo quy định, việc tạm giữ tài liệu đồ vật phải có liên quan đến vụ án, theo trình tự thủ tục luật định. Cũng có thể tài sản có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật khác mà cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ. Nếu quá trình điều tra mà có căn cứ xác định tài sản không liên quan đến tội phạm sẽ trả lại cho chủ sở hữu trừ trường hợp tài sản đó là của người phạm tội, cần phải tạm giữ để đảm bảo thi hành án đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, các tội danh về kinh tế và chức vụ còn có hình phạt bổ sung là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Bởi vậy, cơ quan điều tra cũng có thể tạm giữ tài sản để áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tài sản khi tòa án giải quyết.
Nhiều bị can khác bị khởi tố với các tội danh khác nhau
Cùng với việc khởi tố ông Phạm Hồng Hà, liên quan vụ án trên, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam đối với các bị can nguyên là lãnh đạo và nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, gồm: Bùi Sĩ Giáp - nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan Ban Quản lý Vịnh Hạ Long; Phạm Thái Dương - Nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, về hành vi “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 2, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, Cơ quan điều tra đã khởi tố 6 bị can thuộc Công ty cổ phần Quản lý đường sông 3 về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự, trong đó bắt giam 3 bị can: Phạm Văn Phả - Chủ tịch Hội đồng quản trị; Đỗ Công Hào - Giám đốc; Phạm Văn Chinh - Phó Giám đốc; áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 03 bị can, gồm: Nguyễn Hải Anh - Nguyên Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; Ngô Thị Thu Lư - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch; Lê Kim Hoa - nhân viên Công ty.
Qua điều tra bước đầu xác định, từ năm 2017 đến năm 2021, Công ty Cổ phần quản lý đường sông số 3 đã tham gia ký các hợp đồng quản lý, bảo trì tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; ký hợp đồng điều tiết đảm bảo giao thông cầu sông Chanh với Cục đường thủy nội địa Việt Nam và hợp đồng điều tiết đảm bảo giao thông với một số đơn vị khác.
Quá trình thực hiện các hợp đồng nêu trên, một số cá nhân là lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần quản lý đường sông 3 đã có hành vi hợp thức hóa hồ sơ, lập khống chứng từ nhằm nghiệm thu, quyết toán vượt quá khối lượng công việc thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước; đồng thời, thông đồng với một số cán bộ Ban quản lý vịnh Hạ Long để tạo điều kiện được ký hợp đồng quản lý, bảo trì, đảm bảo điều tiết giao thông tại vịnh Hạ Long trái quy định.
Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra củng cố tài liệu, chứng cứ, điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tình tiết không ngờ vụ cháy cửa hàng thời trang tại TP. HCM

(Kiến Thức) - Vụ hỏa hoạn trong đêm tại cửa hàng thời trang giữa khu dân cư sầm uất khiến người dân một phen hốt hoảng. Nguyên nhân vụ việc vừa được công an làm rõ.
 
 

Sáng 22/9, trao đổi với PVKiến Thức, Công an quận 3, TP.HCM cho biết đã làm rõ nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh thời trang Shee, số 59, đường Bàn Cờ, phường 3, quận 3 và cơ quan này đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Khôi Nguyên (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) để làm rõ hành vi “hủy hoại tài sản”.
Tinh tiet khong ngo vu chay cua hang thoi trang tai TP. HCM
Lửa bùng cháy dữ dội tại cửa hàng thời trang Shee giữa đêm khuya ở TP.HCM 

Nhiều cụ bà mất tiền tỷ vì một cuộc điện thoại

Dù đã được cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều lần cảnh báo, song thời gian gần đây, tại TP Hà Nội và nhiều tỉnh, thành vẫn liên tiếp xảy ra những vụ gọi điện thoại giả danh công an để lừa đảo.

Với những chiêu thức mới tinh vi hơn, có cụ bà đã chuyển khoản cho các đối tượng đến hơn 6 tỷ đồng mới phát hiện ra mình bị lừa đảo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.