Taliban bành trướng tại Afghanistan khiến Trung Quốc lo ngại

Thực trạng Taliban giành được lợi thế trong kiểm soát thêm nhiều lãnh thổ tại Afghanistan trong khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia này đã gây lo ngại cho Trung Quốc.

Hơn 1.000 binh sĩ Afghanistan đã đến Tajikistan khiến quốc gia này phải huy động thêm 20.000 binh sĩ bảo vệ biên giới. Trong khi đó, hãng tin Bloomberg cho biết nước láng giềng Pakistan tuyên bố sẽ không mở biên giới đón người tị nạn.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong tháng 7 cảnh báo rằng nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay tại Afghanistan là “duy trì ổn định và ngăn ngừa chiến tranh, hỗn loạn”. Ngoại trưởng Trung Quốc dự kiến đến Afghanistan để đàm phán trong tuần tới. Ngoài ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 9/7 tuyên bố Mỹ cần tôn trọng cam kết “ngăn ngừa viễn cảnh Afghanistan trở thành thiên đường của khủng bố”.
Taliban banh truong tai Afghanistan khien Trung Quoc lo ngai
 Các thành viên tham gia lực lượng an ninh và phòng thủ Afghanistan. Ảnh: AP.
Tổng thống Joe Biden vào ngày 9/7 khẳng định quân đội Mỹ đã hoàn thành các mục tiêu tại Afghanistan và sẽ rút hoàn toàn binh sĩ vào ngày 31/8.
Tạp chí Long War thu thập dữ liệu cho thấy Taliban đã chiếm thêm nhiều khu vực tại Afghanistan trong những tháng gần đây. Vào đầu tháng 5, Taliban kiểm soát 73 quận và đến nay đã chiếm 204 trên tổng số 407 quận tại Afghanistan.
Ngày 9/7, một thủ lĩnh cấp cao Taliban có tên Shahabuddin Delawar tuyên bố rằng biên giới Afghanistan hiện do lực lượng này kiểm soát và vẫn duy trì hoạt động. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Afghanistan trong khi đó vào ngày 10/7 thừa nhận Taliban đã chiếm một số khu vực dọc biên giới Afghanistan nhưng điều này sẽ không kéo dài.
Bắc Kinh quan ngại rằng bất ổn tại Afghanistan có thể ảnh hưởng đến các dự án trị giá 60 tỷ USD thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Ông Asfandyar Mir tại Đại học Stanford (Mỹ) nhấn mạnh: “Tình hình tại Afghanistan là nhân tố quan trọng với an ninh của Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Pakistan”.
Giáo sư Fan Hongda tại Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải nhận định: “Bất ổn tại Afghanistan có thể lan sang các quốc gia khác và gây rối loạn khu vực. Trung Quốc không muốn thế vai trò của Mỹ nhưng hy vọng tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và ổn định khu vực bởi có nhiều lợi ích tại đây”.
Đại sứ Afghanistan tại Ấn Độ Farid Mamundzay cảnh báo: “Taliban có mối quan hệ chặt chẽ với 20 nhóm khủng bố hoạt động khắp khu vực, từ Nga đến Ấn Độ. Hoạt động của chúng khá rõ ràng và chúng đang mang mối đe dọa đặc biệt với khu vực”.
Khi Taliban lớn mạnh, nhiều người Afghanistan đã rời làng quê để đến các thành phố hoặc nước láng giềng để tị nạn. Pakistan ước tính có thể đón 500.000 người tị nạn từ Afghanistan. Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết hiện nay đã có tới 1,4 triệu người tị nạn Afghanistan đang ở Pakistan.

Hình ảnh khác lạ không thể ngờ về đất nước Afghanistan

(Kiến Thức) - Những bức ảnh của Laurence Tan hé mở cuộc sống thanh bình ở đất nước Afghanistan hiện tại, khác hẳn một quốc gia chìm trong chiến sự mà nhiều người vẫn nghĩ.

Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan
 Những bức hình của Laurence Tan chủ yếu khắc họa cuộc sống ở đất nước Afghanistan trong tháng 8/2017. Ảnh: Các giáo viên Afghanistan đến từ thủ đô Kabul chụp ảnh bên hồ Band-e Haibat trong chuyến thăm Công viên Quốc gia Band-e Amir ngày 13/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-2
Người dân Afghanistan đi xe máy qua khu chợ ở Bamiyan ngày 14/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-3
 Các em nhỏ Afghanistan chơi đùa trong Công viên quốc gia Band-e Amir ngày 13/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-4
 Xe máy dường như là một phương tiện phổ biến của người dân đất nước Afghanistan. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-5
 Một người nông dân Afghanistan ngồi cầu nguyện trên cánh đồng ở Bamian ngày 9/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-6
 Những người phụ nữ mặc trang phục burqa kín mít đi qua một con đường gần hồ Band-e Haibat ngày 13/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-7
Các em nhỏ Afghanistan che ô khi đi dưới trời nắng nóng ở Bamiyan ngày 7/8. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-8
Người dân Afghanistan ăn sáng tại thành phố Nayak ngày 16/8. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-9
 Mọi người thắp nến tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công của Taliban và phiến quân IS ở Bamiyan, ngày 10/8/2017. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-10
Các em nhỏ Afghanistan chơi đùa trước những hang động trong thành phố cổ Bamiyan ngày 17/8. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-11
 Mọi người đi thuyền trên hồ Band-e-Haibat ngày 11/8. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-12
 Người dân Afghanistan thu hoạch lúa mỳ ở Nayak, Yakawalang, ngày 15/8. Ảnh: Getty Images.
Hinh anh khac la khong the ngo ve dat nuoc Afghanistan-Hinh-13
Các bé gái Afghanistan đứng nhìn quang cảnh thị trấn Bamiyan ngày 7/8. Ảnh: Getty Images.

Tao nhã thú chơi chim cảnh của người dân thủ đô Kabul

(Kiến Thức) - Ka Faroshi là khu chợ chim cảnh nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Kabul. Người dân Afghanistan chia sẻ, thú chơi chim giúp họ giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống ở Kabul, nhất là khi thành phố này luôn chìm sâu trong bạo lực.

Theo Reuters, Ka Faroshi là chợ chim cảnh nổi tiếng nằm trong một con ngõ nhỏ ở thủ đô Kabul. Khu chợ với hàng trăm chiếc lồng chim lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Theo Reuters, Ka Faroshi là chợ chim cảnh nổi tiếng nằm trong một con ngõ nhỏ ở thủ đô Kabul. Khu chợ với hàng trăm chiếc lồng chim lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. (Nguồn ảnh: Reuters)
Khách hàng chủ yếu là nam giới nhưng cũng có cả những người phụ nữ.
 Khách hàng chủ yếu là nam giới nhưng cũng có cả những người phụ nữ.
Rất nhiều loài chim, gà chọi được nhốt trong những chiếc lồng bày bán tại khu chợ Ka Faroshi.
Rất nhiều loài chim, gà chọi được nhốt trong những chiếc lồng bày bán tại khu chợ Ka Faroshi. 
“Tại Afghanisan, nuôi chim là một sở thích của người dân. Một số người thích nuôi gà chọi, có người lại thích chim đa đa,...”, Rafiullhah Ahmadi, một người bán hàng tại chợ Ka Faroshi, chia sẻ.
 “Tại Afghanisan, nuôi chim là một sở thích của người dân. Một số người thích nuôi gà chọi, có người lại thích chim đa đa,...”, Rafiullhah Ahmadi, một người bán hàng tại chợ Ka Faroshi, chia sẻ.
Hầu hết những loài chim này đều có “xuất xứ” trong đất nước Afghanistan nhưng có một số loài được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Iran và Pakistan.
 Hầu hết những loài chim này đều có “xuất xứ” trong đất nước Afghanistan nhưng có một số loài được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Iran và Pakistan.
Được biết, nuôi chim đa đa là sở thích của nhiều người dân Afghanistan. “Tôi đã chơi chim đa đa trong suốt 60 năm”, Abdul Khetab, 80 tuổi, một tiểu thương tại chợ này cho biết.
 Được biết, nuôi chim đa đa là sở thích của nhiều người dân Afghanistan. “Tôi đã chơi chim đa đa trong suốt 60 năm”, Abdul Khetab, 80 tuổi, một tiểu thương tại chợ này cho biết.
Mohammad Zahir Tanha, một tiểu thương khác, chia sẻ: “Thú chơi chim giúp tôi giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống ở thủ đô Afghanistan, nhất là khi nơi này hứng chịu nhiều cuộc tấn công đẫm máu trong thời gian gần đây”. Trong ảnh là Sayed Mohammad Ali đang bế một chú gà trống.
 Mohammad Zahir Tanha, một tiểu thương khác, chia sẻ: “Thú chơi chim giúp tôi giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống ở thủ đô Afghanistan, nhất là khi nơi này hứng chịu nhiều cuộc tấn công đẫm máu trong thời gian gần đây”. Trong ảnh là Sayed Mohammad Ali đang bế một chú gà trống.
“Hiện tại, tôi có khoảng 50 chú chim bồ câu. Tôi dành thời gian ở nhà cho những chú bồ câu này và điều đó khiến tôi cảm thấy vui”, Tanha cho biết.
 “Hiện tại, tôi có khoảng 50 chú chim bồ câu. Tôi dành thời gian ở nhà cho những chú bồ câu này và điều đó khiến tôi cảm thấy vui”, Tanha cho biết.
“Khi bạn nhốt những chú chim trong lồng, bạn nên chăm sóc chúng như con cái mình vậy”, Tanha nói tiếp.
 “Khi bạn nhốt những chú chim trong lồng, bạn nên chăm sóc chúng như con cái mình vậy”, Tanha nói tiếp.
Một cửa hàng bán thức ăn cho chim tại khu chợ ở thủ đô Kabul.
Một cửa hàng bán thức ăn cho chim tại khu chợ ở thủ đô Kabul.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.